|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Quí II/2019, thủy sản 'ngược dòng' xu hướng sụt giảm ngành nông nghiệp?

16:37 | 19/07/2019
Chia sẻ
GDP nông nghiệp quí II chỉ tăng hơn 1%, thấp hơn nhiều quí I cũng như cùng kì 2018. Trong khi đó, GDP thủy sản quí II tăng hơn 7%, xấp xỉ mức tăng của quí II/2018.

Theo báo cáo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), GDP nông nghiệp quí II chỉ tăng hơn 1%, thấp hơn nhiều quí I cũng như cùng 2018. 

Trong báo cáo tháng 5, SSI đã đề cập đến các lí do khiến ngành nông nghiệp có tăng trưởng thấp gồm thời tiết và thị trường xuất khẩu không thuận lợi. 

Xuất khẩu gạo nửa đầu năm giảm 17,6%, trong đó Trung Quốc giảm nhập khẩu xuống chỉ còn 1/4 và Indonesia gần như ngừng nhập gạo của Việt nam. 

"Nếu như Indonesia có sản lượng và tồn kho lúa gạo trong nước đã đủ so với nhu cầu thì Trung Quốc giảm nhập gạo của Việt Nam để tăng nhập từ quốc gia khác như Myanmar hay Campuchia. Trong quí I, xuất khẩu gạo từ Campuchia sang Trung Quốc đã tăng 59%", SSI cho biết.

Trong khi đó, GDP thủy sản quí II tăng hơn 7%, xấp xỉ mức tăng của quí II/2018. 

Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, GDP thủy sản tăng gần 6,5%, nhỉnh hơn 6 tháng 2018 là tăng 6,4%. Tuy nhiên, nhiều số liệu khác cho thấy ngành thủy sản khó có thể tăng trưởng bằng cùng .

Giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng 2019 giảm 0.8% trong khi cùng . Thị trường xuất khẩu chậm khiến giá cá tra và tôm cùng giảm. 

Screen Shot 2019-07-19 at 4

Giá cá, tôm tại ao hàng ngày. Nguồn: tepbac.com/SSI.

Giá cá tra đã giảm xuống gần 20.000 đồng/kg, mức thấp nhất 3 năm, xấp xỉ và dưới giá thành sản xuất gây nhiều khó khăn cho người nuôi. Giá tôm giảm xuống 87.000 đồng/kg, mức thấp nhất 9 tháng.

Sản lượng thức ăn thủy sản 6 tháng tăng 14%, thấp hơn so với cùng và rất có thể còn thấp hơn trong những tháng tới nếu thị trường xuất khẩu không cải thiện. 

Trong 5 nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt nam, chỉ có Nhật và Mỹ tiếp tục gia tăng nhập khẩu. Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan đều giảm nhập, trong đó Trung Quốc giảm nhiều nhất.

H.Mĩ