|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Quan chức Fed dự kiến tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, khẳng định sẽ không gây suy thoái

14:23 | 29/06/2022
Chia sẻ
Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cam kết sẽ tăng lãi suất nhanh hơn nữa để kìm hãm lạm phát. Tuy nhiên, Fed cũng trấn an các nhà đầu tư và nhà kinh tế rằng chi phí đi vay cao hơn sẽ không dẫn tới suy thoái.

Bà Mary Daly, Chủ tịch Fed San Francisco. (Ảnh: Bloomberg).

Theo Reuters, vào hôm 28/6, Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco, bà Mary Daly đã cho biết trong buổi phỏng vấn trên Linkedin: “Nhiều người lo lắng rằng Fed có thể đang hành động quá mạnh mẽ và đẩy nền kinh tế vào suy thoái”. 

“Bản thân tôi lo lắng rằng nếu lạm phát không được kiềm chế, thì sẽ là một mối đe dọa lớn đến nền kinh tế Mỹ và khả năng tăng trưởng”.

Bà cho biết Fed đang “đạp phanh” bằng cách nâng lãi suất nhằm hạ nhiệt nhu cầu: “Chúng tôi đang hướng tới mục tiêu kìm hãm lạm phát càng nhanh càng tốt, và mong rằng người dân Mỹ tại khắp mọi nơi sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn”. Bà Daly cũng kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ chậm lại, nhưng không ngừng hoàn toàn tăng trưởng.

Đầu tháng 6, Fed đã nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994 nhằm chống lại lạm phát kỷ lục trong vòng 4 thập niên. Hiện tại lãi suất quỹ liên bang nằm trong khoảng từ 1,5 tới 1,75%.

Mức lãi suất quỹ liên bang dự kiến sẽ chạm mức cuối năm 2018, nửa đầu 2019 nếu Fed tăng thêm 75 bps (điểm cơ bản) sau cuộc họp vào 26-27/7/2022.

Tuần trước, bà Daly đảm bảo rằng sẽ có thêm một đợt nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản nữa vào tháng sau. Tuy nhiên, hôm 28/6, phía Linkedin đã không hỏi chi tiết về buổi họp vào tháng 7.

Chủ tịch Fed tại Chi nhánh New York, ông John Williams cũng cảm thấy cần phải hành động dứt khoát để kiềm chế lạm phát.

Ông Williams nói trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC: “Fed cần phải hành động nhanh chóng. Về cuộc họp tiếp theo, tôi nghĩ mức tăng 50 hoặc 75 điểm cơ bản sẽ được thảo luận".

Không gây suy thoái

Cả bà Daly và ông Williams đều kỳ vọng rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng vài điểm phần trăm, từ mức 3,6% hiện tại. Tuy nhiên cả hai đều khẳng định thị trường lao động đang phát triển mạnh mẽ và có đủ động lực để tránh khỏi một cuộc suy thoái.

Thị trường lao đông Mỹ vẫn đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Trong một bài viết vào hôm 28/6, Chủ tịch Fed St. Louis, ông James Bullard chỉ ra hai ví dụ trước đây, vào năm 1983 và 1994, khi Cục Dự trữ Liên bang nâng lãi suất nhưng không gây ra suy thoái. Ông cho rằng Fed nên đặt mục tiêu theo hai ví dụ trên.

"Các tín hiệu của Fed rằng việc tăng lãi suất trong những tháng tới là một bước đi có chủ ý nhằm giúp FOMC nhanh chóng hơn trong việc thay đổi chính sách để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%", ông Bullard viết. Ủy ban Thị trường mở Liên bang, hay còn gọi là FOMC, là cơ quan hoạch định chính sách của Fed.

Theo dữ liệu từ Conference Board công bố hôm 28/6, niềm tin người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhấp vào trong vòng 16 tháng do lo lắng về lạm phát. Bà Daly tuyên bố đang xem xét chặt chẽ những tín hiệu này.

"Fed phải làm cho mọi người cảm thấy thoải mái rằng đồng tiền họ kiếm được hôm nay sẽ trả cho hàng hóa vào ngày mai. Hiện nay, người tiêu dùng không còn cảm thấy tự tin nữa và chúng tôi cần khôi phục lại sự tự tin đó", bà nói.

 

Minh Quang

Vì sao số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao trong khi các chỉ số vĩ mô tích cực?
Trong năm 2024, dù hầu hết chỉ số kinh tế vĩ mô đều tích cực nhưng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn tăng cao. Điều này cho thấy, tính bền vững trong phục hồi của doanh nghiệp vẫn còn yếu và cần có dư địa chính sách hỗ trợ tốt hơn cho sự phục hồi này.