|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Quan chức châu Âu: Các nước EU cuối cùng sẽ đồng thuận về lệnh cấm dầu mỏ Nga

20:24 | 30/05/2022
Chia sẻ
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 30/5 cho rằng các nước thành viên EU vẫn đang đàm phán và có thể đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga, bao gồm cả những hạn chế đối với hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của Nga.

Phát biểu trên đài phát thanh France Info, ông Borrell cho biết cuộc tranh luận gay gắt của các quan chức EU diễn ra chiều 29/5 cũng như sáng 30/5 và đang tiếp diễn, đồng thời cho rằng vào chiều 30/5, “chúng tôi có thể có thể đề xuất trước lãnh đạo các quốc gia thành viên một thỏa thuận".

Khi được hỏi liệu gói trừng phạt mới, bao gồm lệnh cấm vận dầu mỏ Nga, có nguy cơ thất bại hay không trước sự phản đối của Hungary (Hung-ga-ri) và các quốc gia Đông Âu khác, ông Borrell khẳng định: "Không, tôi không nghĩ như vậy... cuối cùng sẽ đi đến một thỏa thuận".

Theo đề xuất được các quan chức EU thảo luận tối 29/5, EU muốn cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga qua đường biển nhưng cho phép nhập dầu qua đường ống trên đất liền.

Với đề xuất này, các quốc gia như Hungary, Slovakia (Xlô-va-ki-a) và Cộng hòa Czech (Séc) sẽ tiếp tục được cung ứng dầu qua đường ống Druzhba từ Nga, chạy qua Ukraine (U-crai-na). Ông Borrell nhấn mạnh: “Chúng ta phải cân nhắc những hoàn cảnh riêng của từng thành viên EU” và cho biết một giải pháp toàn diện sẽ đem lại cho ba nước này thêm thời gian để điều chỉnh. 

EU đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Nga sau khi nước này tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng Hai năm nay.  Đến nay, EU đã thực hiện năm gói trừng phạt đối với Nga và đang làm việc để thông qua gói trừng phạt thứ sáu bao gồm nội dung chi tiết về lệnh cấm vận nhiên liệu Nga, đặc biệt là dầu mỏ.

Khánh Ly (Theo AFP)

Vì sao số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao trong khi các chỉ số vĩ mô tích cực?
Trong năm 2024, dù hầu hết chỉ số kinh tế vĩ mô đều tích cực nhưng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn tăng cao. Điều này cho thấy, tính bền vững trong phục hồi của doanh nghiệp vẫn còn yếu và cần có dư địa chính sách hỗ trợ tốt hơn cho sự phục hồi này.