|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

PMI Việt Nam giảm xuống 51,4 điểm, mức độ lạc quan thấp hơn trung bình của lịch sử chỉ số

08:23 | 03/09/2019
Chia sẻ
Tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 8 đã chậm lại khi nhu cầu khách hàng giảm và ảnh hưởng của căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm hạn chế số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến đơn hàng tăng chậm lại

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng Purchasing Managers' Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei – một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất đạt 51,4 trong tháng 8, vẫn nằm trên ngưỡng không thay đổi 50 điểm.

pmi-gh

Tuy nhiên, chỉ số đã giảm từ mức 52,6 của tháng 7 cho thấy mức cải thiện điều kiện kinh doanh nhìn chung yếu hơn. Trên thực tế, sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã tăng yếu nhất kể từ tháng 2.

Tình trạng yếu kém trong tháng 8 tập trung ở các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản, nơi có các điều kiện hoạt động giảm sút.

Điều này trái ngược với tình trạng tiếp tục cải thiện trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian.

Trình trạng này đã lặp lại với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm. Tốc độ tăng sản lượng ngành sản xuất trong tháng 8 là yếu nhất trong thời tăng trưởng kéo dài 21 tháng vừa qua.

Trong khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã hỗ trợ cho sản lượng ở một số công ty, những công ty khác lại báo cáo nhu cầu khách hàng yếu đi và sự suy giảm do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gây ra. Những nhân tố này cũng được cho là đã làm cho số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại.

pmoi-sl

Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng mạnh, nhưng đây là một mức tăng yếu nhất kể từ tháng 1. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhẹ tháng thứ hai liên tiếp.

Các nhà sản xuất đã hỗ trợ cho sản lượng tiếp tục tăng bằng cách gia tăng hoạt động mua hàng và số lượng nhân viên. Việc làm đã tăng lần thứ 4 trong vòng 5 tháng qua.

Mức độ lạc quan thấp hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số

Cùng với việc hỗ trợ yêu cầu tăng sản lượng hiện tại, một số người trả lời khảo sát cho biết hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng dẫn đến tăng hàng tồn kho. Kết quả là tồn kho hàng mua cũng tăng.

Công suất hoạt động cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn đã giúp các công ty giải quyết được lượng công việc chưa thực hiện trong tháng 8. Lượng công việc tồn đọng đã giảm lần đầu tiên trong ba tháng.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại tháng thứ 4 liên tiếp, với giá cả đầu vào chỉ tăng nhẹ vào giữa quí III. Do đó, các công ty đã có thể giảm giá bán hàng mà không ảnh hưởng nhiều đến biên lợi nhuận. Giá cả đầu ra đã giảm tháng thứ 9 liên tiếp, mặc dù chỉ là giảm nhẹ.

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã bị kéo dài lần đầu tiên trong 4 tháng khi các thành viên nhóm khảo sát thường cho nguyên nhân giao hàng chậm là do tình trạng khan khiếm nguyên vật liệu tại các nhà cung cấp.

Cuối cùng, mức độ lạc quan đã giảm thành mức thấp của 6 tháng và là thấp hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Tuy nhiên, các công ty vẫn tin rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, và sự lạc quan phản ánh kỳ vọng nhu cầu khách hàng tăng.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: "Tăng trưởng chậm lại trong tháng 8, và những báo cáo của thành viên nhóm khảo sát về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cho thấy lĩnh vực sản xuất Việt Nam không miễn nhiễm được ảnh hưởng của những vấn đề thương mại toàn cầu.

Trong khi Việt Nam là một trong các quốc gia được coi là có thể hưởng lợi từ sự chuyển dịch thương mại và các công ty bắt đầu các hoạt động kinh doanh mới ở đó, sự giảm sút của dòng chảy thương mại do những căng thẳng mới đây vẫn có thể gây khó khăn. Tuy nhiên, sức bền của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam không thể bị đánh giá thấp.

Chúng tôi đã thấy tăng trưởng chậm lại như được ghi nhận trong tháng 8 từ trước thời kỳ tăng trưởng gần đây, và tốc độ tăng trưởng đã luôn bật tăng trở lại trong những tháng sau đó. Do đó tình trạng này có thể lại diễn ra khi năm 2019 đã gần kết thúc".

TH