Phương Tây lo dân Nga bị tiếp nhận thông tin sai lệch khi không còn được dùng Facebook và Instagram
Làn sóng các thương hiệu nước ngoài như McDonald's hay Starbucks rời khỏi nước Nga sau khi chiến sự ở Ukraine nổ ra đã xuất hiện. Tuy nhiên, đây là câu chuyện của chuỗi F&B, với những công ty đang hoạt động ở lĩnh vực công nghệ thì không đơn giản như vậy.
Cũng giống như chuỗi F&B, khi các nền tảng công nghệ rời đi, người dân Nga sẽ không có cơ hội sử dụng dịch vụ của họ được nữa, Faceboook, Instagram là ví dụ điển hình. Điều này hạn chế cơ hội tiếp xúc với các xu hướng, thông tin trên toàn cầu của người dân Nga.
Joanna Szostek, giảng viên truyền thông chính trị tại Đại học Glasgow, cho biết: "Tôi nghĩ các công ty công nghệ khác với các công ty khác đang kinh doanh ở Nga, bởi vì họ có lợi ích rõ ràng trong việc ở lại."
Chiến sự ở Ukraine khiến các nền tảng công nghệ phải đối mặt với vấn đề tưởng cũ nhưng lại mới: Thông tin sai lệch.
Mặc dù một số người ở Ukraine đã kêu gọi các công ty công nghệ ngừng dịch vụ ở Nga để phản đối chiến tranh, các chuyên gia về tự do internet và kiểm duyệt của Nga cho rằng hành động như vậy có thể phản tác dụng. Các chuyên gia cho biết, để thông tin được truyền tải ở nước Nga, các nền tảng có thể phải chấp nhận rủi ro để duy trì các dịch vụ của họ ở nước này.
"Tôi nghĩ rằng có một trường hợp khó khăn khi cố gắng làm mọi thứ có thể để giữ người dùng tại quốc gia này," Szostek nói. Tuy vậy, các nền tảng như Facebook của Meta, Instagram, Twitter và YouTube của Google không muốn trở thành phương tiện tuyên truyền cho Điện Kremlin.
Đài CNBC (Mỹ) nhận định sự vắng mặt của các dịch vụ của họ có thể khiến luồng thông tin mất tính cân bằng và bị thao túng bởi chính phủ cũng như các phương tiện truyền thông nhà nước Nga.
Nga đã chặn kết nối của Facebook, Instagram trong nước để đáp lại hành động bất công của nền tảng này đối với các cơ quan thông tấn, truyền thông nhà nước Nga. Moscow đã thẳng tay trả đũa các công ty công nghệ, bao gồm cả Twitter sau khi những mạng xã hội này giới hạn nội dung về chiến sự Ukraine do Nga đưa ra.
Trong khi đó, nhiều nền tảng công nghệ từ phương Tây cũng đang hưởng ứng làn sóng từ bỏ nước Nga. Họ đổ lỗi cho những rủi ro trong hoạt động khiến công ty buộc phải đưa ra quyết định hạn chế quy mô.
Hai nhà cung cấp dịch vụ internet của Mỹ, Lumen và Cogent, đã cắt dịch vụ tới Nga sau khi chiến sự nổ ra, với lý do lo ngại về an ninh và các lệnh trừng phạt. Amazon Web Services cho biết họ sẽ chặn các đăng ký mới từ Nga và các công ty khác. Trong khi đó, Apple và Google cho biết họ sẽ ngừng bán hàng tại quốc gia này.
Tuy nhiên, những người ủng hộ tự do internet và các chuyên gia về kỹ thuật số của Nga cảnh báo rằng một số hoạt động ngừng hoạt động có thể phản tác dụng, khiến người dân Nga khó tiếp cận thông tin đa chiều.
Trong một bức thư gửi tới ông Joe Biden, hàng chục nhóm xã hội dân sự đã cảnh báo không nên cắt đứt mạng internet của Nga. Họ yêu cầu Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính thông báo rõ ràng cho các nhà cung cấp phần mềm và truyền thông rằng họ sẽ không vi phạm các lệnh trừng phạt bằng cách tiếp tục dịch vụ của họ ở Nga bằng cách cấp giấy phép chung. Họ cho rằng một số quyết định tự nguyện cắt dịch vụ internet cho Nga có thể được thúc đẩy bởi một nỗ lực nhằm tránh các lệnh trừng phạt.
Theo CNBC, những hạn chế đối với quyền truy cập internet của người dân Nga sẽ càng làm cô lập các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và phản chiến, đồng thời cản trở khả năng của các tổ chức phi chính phủ, các nhóm nhân quyền, nhà báo và luật sư trong và ngoài nước Nga.
"Những hành động này sẽ vô tình đẩy nhanh những gì Điện Kremlin đã đặt ra để đạt được thông qua các công cụ' internet có chủ quyền '- một sự kiểm soát hoàn toàn và toàn bộ không gian thông tin bên trong nước Nga", Adrian Shahbaz, Giám đốc công nghệ và dân chủ của nhóm vận động phi đảng phái Freedom House nêu quan điểm. Theo vị giám đốc, các nền tảng công nghệ phải hiểu hành động của họ có thể tác động đến nhân quyền như thế nào.
Meta, công ty sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp đã cam kết cố gắng giữ cho các dịch vụ của họ được tiếp tục hoạt động ở Nga. Dĩ nhiên, Meta không dễ gì làm được điều đó nếu như họ không thể trung lập trong các quan điểm. Như đã nói, hai nền tảng Facebook và Instagram của họ đã bị chặn ở Nga vì liên tục gắn nhãn, hạn chế các thông tin do cơ quan thông tấn nhà nước Nga đưa ra.
Lev Gershenzon, cựu Giám đốc tin tức của công cụ tìm kiếm Nga Yandex, đã công khai kêu gọi các giám đốc điều hành hiện tại của công ty xóa hoặc thay đổi tính năng tin tức hàng đầu của nó trên trang chủ để hạn chế những thông tin về chiến sự ở Ukraine.
Ông gợi ý rằng nếu các giám đốc điều hành không thể thay đổi nội dung, thì việc hạn chế sẽ tốt hơn là bỏ nó đi. "Tôi khá chắc chắn rằng đứng ngoài vòng thông tin trong tình huống này tốt hơn," ông Gershenzon nói trong một cuộc phỏng vấn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/