|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phong trào niêm yết và nỗ lực của VAFI

20:17 | 18/01/2017
Chia sẻ
VAFI đã có một năm "chiến đấu" mạnh mẽ nhất từ trước đến nay trong việc thúc đẩy hoạt động niêm yết của DNNN, tạo nên điểm nhấn của TTCK trong năm 2016, và gây hiệu ứng tích cực lên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2017. 

Hơn 10 năm qua, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chỉ thị, văn bản pháp luật qui định các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hóa phải niêm yết trên thị trường chứng khoán để tăng cường công khai minh bạch nhằm nhanh chóng áp dụng phương thức quản trị tiên tiến, bảo toàn phát triển vốn nhà nước, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa và nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên tiến trình niêm yết diễn ra chậm chạp, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng như chủ trương của Chính phủ. Cho tới đầu năm 2016 còn tồn tại hơn 400 doanh nghiệp đã cổ phần hóa cố tình chậm trễ niêm yết hay tìm đủ mọi cách để trốn tránh việc niêm yết mặc dù cổ đông công ty đấu tranh và thúc ép.

Theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), việc chây ỳ niêm yết của các doanh nghiệp này đã làm cho hàng vạn nhà đầu tư nản lòng và thua lỗ. VAFI cho rằng, nhiều doanh nghiệp tìm cách bưng bít thông tin về tình hình hoạt động và tình hình tài chính, đi kèm với vấn đề tham nhũng, tiêu cực, chất lượng bổ nhiệm người đại diện quản lý vốn nhà nước không được coi trọng, nhiều cán bộ không có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp được bổ nhiệm ở những vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp …

Ngoài ra, VAFI cho rằng việc chây ỳ niêm yết làm cho cổ phiếu không có tính thanh khoản, giá trị xuống thấp. Hàng vạn nhà đầu tư đã thua lỗ do tính trạng trốn tránh niêm yết, điều này cũng làm cho tiến trình cổ phần hóa DNNN diễn ra chậm chạp, cổ phần nhà nước khó bán hoặc nếu bán được thì ở giá rất thấp so với giá niêm yết, đồng nghĩa với việc nhà nước mất đi hàng tỷ đô la Mỹ.

Với tình hình trên,VAFI cho biết đã tập trung nguồn lực tìm mọi giải pháp để thúc đẩy phong trào niêm yết trong năm 2016.“VAFI chọn ra Sabeco & Habeco là 2 doanh nghiệp tiêu biểu nhất của việc trốn tránh niêm yết trong 8 năm sau cổ phần hóa, có thể nói đây là “2 thành trì kiên cố nhất”. Nếu phá được 2 thành trì này thì tiến trình thúc đẩy niêm yết sẽ thành công”.

phong trao niem yet va no luc cua vafi

Sabeco & Habeco bất ngờ lên sàn chứng khoán cuối năm 2016

Theo đó, ngày 10/5/2016 VAFI có văn bản 863 gửi Bộ Công thương và các cơ quan chính phủ kiến nghị Sabeco và Habeco phải niêm yết theo qui định pháp luật, sau đó thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp này. Tuy nhiên, những ý kiến mà VAFI đưa ra đều bị đại diện quản lý vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco phản bác.

VAFI đã nhiều lần kiến nghị, khẳng định Sabeco và Habeco hoàn toàn đủ điều kiện niêm yết nhưng những người đại diện vốn nhà nước tại Sabeco từ Bộ Công Thương đã cố tình không thực hiện chủ trương của nhà nước với lý do lặp đi lặp lại là không đủ điều kiện.

Liên tiếp sau đó, VAFI đã nhiều lần đưa ra những phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chây ỳ niêm yết liên quan đến trách nhiệm của những người trực tiếp và gián tiếp làm quản lý vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp này. Đồng thời, VAFI cũng đưa ra những giải pháp làm sao để bán vốn nhà nước hiệu quả nhất, vừa có lợi cho nhà đầu tư, vừa giúp nhà nước thu về ngân sách tốt nhất.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra đầu tháng 10/2016, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến nói: “doanh nghiệp lên sàn chậm là lỗi của doanh nghiệp vì mặc dù đã cổ phần hóa lâu rồi nhưng không chịu niêm yết. Thủ tướng đã giao cho hai doanh nghiệp này phải niêm yết trên sàn chứng khoán ngay trong năm 2016. Nếu chậm thì cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm”.

Đến cuối năm 2016, Sabeco và Habeco đã có sự thay đổi “chóng mặt” ngay sau khi có sự chỉ đạo, thúc ép của Chính phủ. Ngày 28/10, Habeco lên sàn Upcom. Đến ngày 06/12, Sabeco cũng chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Sau khi lên sàn, Cổ phiếu Habeco và Sabeco đã tăng giá mạnh.

“Có thể nói từ hiệu ứng Sabeco & Habeco, đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký lên sàn, trong năm 2017 cũng sẽ có hàng trăm doanh nghiệp phải làm thủ tục lên sàn. Bây giờ việc đấu tranh lên sàn không còn là việc khó khăn như trước nữa.” VAFI cho biết.

Năm 2016, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự đột phá so với những năm trước đó nhờ phong trào niêm yết nổi lên mạnh mẽ trong năm 2016. Điều này có phần rất lớn từ sự quyết tâm của Chính phủ trong việc nâng cao vai trò của TTCK và cải cách DNNN. Dù vậy, những đóng góp của VAFI trong năm 2016 trong phong trào niêm yết cũng là một vấn đề đáng được ghi nhận đối với các nhà đầu tư.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Huy Nguyên

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.