Phó TGĐ FPT chỉ ra những nhược điểm với 'phần mềm bán vé tệ nhất’ của VFF
VFF đã bán 85% vé online trận Việt Nam vs Philippines, khẳng định không hề có chuyện sập web bán vé |
Nói về trải nghiệm mua vé online trận bán kết lượt về AFF Cup 2018 trận Việt Nam - Philippines, ông Đỗ Cao Bảo, Phó TGĐ Tập đoàn FPT nhận xét rằng đây là phần mềm tệ nhất trong tất cả phần mềm ông từng sử dụng trong 34 năm qua.
Phó tổng giám đốc FPT không bức xúc về sự quá tải của hệ thống hay việc không mua được vé xem bóng đá, bởi số người truy cập quá lớn tại một thời điểm cũng như nhu cầu mua vé đã vượt quá xa số vé bán ra.
Tuy nhiên, ông chỉ ra 9 điểm khiến ông bức xúc và cho rằng hệ thống phần mềm bán vé online sẽ không tệ nếu nó có các chức năng và không mắc các lỗi sau.
Thông báo rõ ràng, minh bạch ở góc màn hình các thông tin
- Tổng số vé trên Sân vận động Mỹ Đình (ví dụ 40.000 vé)
- Tổng số vé đối ngoại (quan chức, nhà tài trợ, quốc tế) (ví dụ 10.000 vé)
- Tổng số vé cho đội khách (ví dụ 5.000 vé)
- Tổng số vé bán online (ví dụ 25.000 vé)
- Tổng số vé đã bán (tăng theo thời gian)
- Tổng số vé chưa bán (giảm theo thời gian)
Có thông báo rõ ràng các thông tin sau về số người mua vé online ở góc màn hình
- Tổng số người đang truy nhập
- Tổng số người đang làm thủ tục đăng ký mua vé
- Tổng số người đang làm thủ tục thanh toán
- Tổng số người đã mua được vé và tổng số vé đã bán ra
Hệ thống bán vé và thông tin VFF công bố phải thống nhất về tổng số vé đã bán, tổng số vé còn
Về bản chất, ông cho rằng chỉ có hệ thống phần mềm mới biết chính xác nó đã bán bao nhiêu vé, còn bao nhiêu vé, lãnh đạo VFF không thể biết còn bao nhiêu vé, trong khi hệ thống có dữ liệu thì lại không thông báo công khai.
Việc để người đã chọn xong loại vé, giá vé, phương thức thanh toán, phương thức nhận vé, thông tin cá nhân, địa chỉ nhận vé xong, nhưng thể thanh toán là điểm thiết kế cực dở. Ông ví lỗi này giống như người xếp hàng mua vé, đã vất vả xếp hàng, đã lấy vé rồi điền tên mà đến quầy thanh toán không thể nộp tiền.
Không thể có hiện tượng mới chỉ xong phần đăng ký mua vé, chưa thanh toán xong, hệ thống lỗi mà đã bị coi là mua rồi và cấm mua vé
Phó TGĐ Tập đoàn FPT nhận định đây là lỗi ngớ ngẩn nhất: "Không cần đăng ký phương thức nhận vé, địa chỉ nhận vé khi việc mua vé chưa hoàn tất (chưa thanh toán tiền). Việc ấy nên để người mua đăng ký tiếp vào ngày hôm sau, khi hệ thống đã kết thúc việc bán vé. Với một hệ thống quá tải thì người vận hành nên tách việc mua vé, thanh toán với việc nhận vé, gửi vé. Làm như vậy vừa phân tải, bớt tắc nghẽn mà người mua đỡ bức xúc vì phải khai báo quá nhiều thông tin nhưng vẫn không mua được vé.
Phần mềm cần có đồng hồ thông báo hệ thống đang xử lý cái gì (chờ vào hệ thống, chọn vé, thanh toán) chứ không để hệ thống nằm im như đang treo máy hàng phút.
Việc chống hacker mua vé tự động có nhiều cách, song cách dùng hàm cùa Google để kiểm tra người hay robot truy nhập hệ thống là cách chọn dở nhất.
"Đừng đổ lỗi cho Google, Google viết ra không phải chuyên cho hệ thống bán vé, không dành cho người không biết tiếng Anh. Cá nhân tôi cho rằng modul này nên tự lập trình và dùng 100% tiếng Việt. Việc tự làm modul này là dễ, không khó lắm", ông Bảo khẳng định.
Nếu tuyệt vời hơn thì phần mềm bán vé online có thêm các chức năng
- Chọn vé theo khán đài, cửa, hàng, số ghế
- Có sơ đồ chỗ ngồi trên sân vận động
- Có tô màu những ghế đã bán, những ghế chưa bán.
Nếu hệ thống có những tính năng ấy thì ông Bảo tin rằng dư luận sẽ đỡ bức xúc, dù không mua được vé, dù hệ thống có quá tải.
Ông cho rằng hệ thống bán vé online của VFF dở vì tính năng đơn giản nhất của hệ thống bán vé điện tử là thông tin về số vé được bán, đã bán, đang bán và chưa bán không hề có. Hơn nữa khi mà có rất nhiều cách để giảm quá tải thì VFF lại chọn cách dở nhất, nên nó không những không giảm quá tải mà còn làm tăng quá tải.
Sau cùng ông nhận định: "Đừng đổi lỗi do quá đông người mua, quá đông người truy nhập, mà lờ đi 9 điều tôi nói. nNhững điều ấy không liên quan đến số lượng người mua vé online. Đừng đổ lỗi hết cho người viết phần mềm, bởi một hệ thống phần mềm bao giờ cũng là sản phẩm chung của chủ đầu tư và những người xây dựng ra hệ thống phần mềm ấy".
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/