|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 7/9: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 825 tỷ đồng, tâm điểm rút ròng khỏi VHM, SSI

17:51 | 07/09/2021
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index đánh mất xing nhịp tăng điểm (7/9), khối ngoại gia tăng áp lực bán ròng tại HOSE lên quy mô xấp xỉ 825 tỷ đồng. Tâm điểm giao dịch trong phiên thuộc về hai mã VHM, SSI khi lần lượt bị rút ròng hàng trăm tỷ đồng.

Áp lực bán dâng cao khi VN-Index bứt qua vùng 1.350 điểm khiến chỉ số lại một lần nữa kiểm định không thành công trước ngưỡng kháng cự này. Lực cung tăng nhanh không những khiến nhóm midcaps đánh mất đà hồi phục mà nhóm vốn hóa lớn cũng hạ nhiệt đáng kể.

Đóng cửa, VN-Index đánh mức đà tăng, giảm 4,49 điểm (0,33%) còn 1.341,9 điểm. Từ mức tăng hơn 13 điểm, VN30-Index chỉ còn tăng gần 3 điểm lúc đóng cửa.

Thanh khoản thị trường vẫn giữ ở mức cao với 32.873 tỷ đồng, tương đương gần 1,2 tỷ đơn vị cổ phiếu được giao dịch. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 26.660 tỷ đồng, giảm 6% so với phiên hôm qua.

Tại sàn HOSE, nhà đầu tư nước ngoài tiếp đà bán ròng kể từ tháng 8 với quy mô bán ròng xấp xỉ 825,2 tỷ đồng, gấp 2,8 lần phiên giao dịch liền trước. Về khối lượng, nhóm này rút ròng gần 14,4 triệu đơn vị.

Phiên 7/9: - Ảnh 1.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Áp lực xả tại VHM của Vinhomes vẫn trên đà duy trì khi khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị gần 354 tỷ đồng trong phiên 7/9. Mặc dù chịu lực bán mạnh, cổ phiếu VHM đã tăng 1,11% về mức 109.600 đồng/cp giữa lúc thị trường đảo chiều giảm điểm.

Đáng chú ý, Tập đoàn Vingroup mới đây thông báo đã bán xong hơn 100 triệu cp Vinhomes, thu về hơn 10.970 tỷ đồng giảm giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 66,66% vốn điều lệ. Trong phiên, cổ phiếu VIC của Vingroup cũng bị nhóm này bán ròng 88,5 tỷ đồng.

Nối tiếp, dòng tiền ngoại rút ròng mạnh khỏi SSI của Chứng khoán SSI với quy mô hơn 247 tỷ đồng. SSI cũng ghi nhận khối lượng giao dịch lớn nhất trong 7 phiên giao dịch vừa qua với hơn 24,5 triệu đơn vị được mua - bán.

Theo sau, nhà đầu tư nước ngoài cũng rút vốn ròng khói các cổ phiếu HPG, MSN, VNM, DHC, AGG, NLG, PNJ...

Phiên 7/9: - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại chiều mua, nhóm ngân hàng vẫn là tâm điểm thu hút dòng tiền khi có tới 4 đại diện trong top10 mã được mua ròng nhiều nhất. VCB của anh cả Vietcombank được mua ròng 44,7 tỷ đồng, theo sau là MBB (37,2 tỷ đồng), CTG (27,8 tỷ đồng), STB (22,4 tỷ đồng).

Mặc dù rút ròng mạnh khỏi SSI, cổ phiếu VCI của Chứng khoán Bản Việt lại được mua ròng nhẹ 28,3 tỷ đồng. Cùng chiều, dòng vốn ngoại tìm đến DCM, HAH, DGC, KBC, TV2...với quy mô giải ngân tương đối khiêm tốn.

Trên sàn HNX, chiều mua bất ngờ chiếm ưu thế, theo đó khối ngoại trở lại mua ròng hơn 12,3 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 495.786 đơn vị.

Dòng tiền ngoại tại HNX tập trung mua ròng chủ yếu nhóm dịch vụ tài chính với các đại diện lớn như SHS (7,3 tỷ đồng), MBS (1,2 tỷ đồng), ART (483 triệu đồng). Các mã thu hút lượng lớn lực cầu trong phiên còn có VCS (3,7 tỷ đồng), SHB (2,3 tỷ đồng), ACM (1,2 tỷ đồng)....

Chiều ngược lại, cổ phiếu SMT của Sametel bị chốt lời mạnh nhất 3,5 tỷ đồng trong phiên tăng trần. Một đại diện khác thuộc "hệ sinh thái" Louis là BII (Louis Land) cũng bị xả ròng hơn 1 tỷ đồng. Theo sau, áp lực bán nhẹ hơn xuất hiện tại BCC, AMV, NBC, PVI...

Tại thị trường UPCoM, xu hướng mua ròng được tiếp diễn với quy mô giải ngân ròng đạt gần 11 tỷ đông. Về khối lượng, nhóm này mua ròng 154.641 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua ròng, khối ngoại duy trì giải ngân vào các mã ACV (6,9 tỷ đồng), VTP (5,7 tỷ đồng), VEA (3,2 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu trên 1 tỷ đồng cũng được ghi nhận tại CLX, CTR, VNA, trước khi mua ròng nhẹ hơn các cổ phiếu như ABI, MCH, MCM...

Trái lại, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi bị rút ròng gần 5,5 tỷ đồng trong phiên. Nối tiếp, các mã chịu áp lực bán ròng còn có VRG (4,7 tỷ đồng), GHC (1,3 tỷ đồng), BSR (528 triệu đồng),...

Thảo Bùi

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.