|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 27/6: Khối ngoại trở lại mua ròng hơn 250 tỷ đồng trên HOSE, tập trung rót vào MWG, MSN, CTG

16:51 | 27/06/2022
Chia sẻ
Giao dịch trên HOSE, dòng tiền ngoại tích cực nhập cuộc trong bối cảnh VN-Index được kéo xanh mạnh ngay phiên đầu tuần. Các nhà đầu tư ngoại mua ròng 250,6 tỷ đồng ở thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương hơn 12,3 triệu đơn vị.

Thị trường bứt phá về cuối phiên chiều nhờ xu hướng tăng giá đồng thuận giữa các nhóm ngành và các nhóm cổ phiếu. VN-Index đóng cửa cao nhất phiên, dừng chân ở mốc 1.202,82 điểm, tăng hơn 17 điểm so với phiên trước đó. Cùng chiều, HNX-Index tăng 4,49 điểm (1,63%) đạt 280,42 điểm, UPCoM-Index tăng 1,04 điểm (1,19%) lên 88,14 điểm.

Thị trường đã lấy lại mốc 1.200 với thanh khoản có sự cải thiện. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt gần 14.178 tỷ đồng, tương đương hơn 617,8 triệu cổ phiếu được mua - bán. Tính riêng trên HOSE thì thanh khoản đạt 12.315 tỷ đồng, tăng gần 21% so với phiên giao dịch cuối tuần trước.

Giao dịch trên HOSE, dòng tiền ngoại tích cực nhập cuộc trong bối cảnh VN-Index được kéo xanh mạnh ngay phiên đầu tuần. Các nhà đầu tư ngoại mua ròng 250,6 tỷ đồng ở thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương hơn 12,3 triệu đơn vị.

  Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp

Sắc xanh lan tỏa trên thị trường chung giúp 9/10 mã trong danh mục mua ròng của khối ngoại đóng cửa trên ngưỡng tham chiếu.

Thống kê top10 mã được gom ròng nhiều nhất trong phiên, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động dẫn đầu khi thu hút hơn 59,6 tỷ đồng vốn ngoại. Đây cũng là mã duy nhất trong Top10 dừng chân tại vùng giá đỏ trong phiên hôm nay.

Tháng 5 vừa qua, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu thuần 11.416 tỷ đồng, tương đương với tháng liền trước và cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế tháng 5 đạt 383 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng 4 nhưng giảm 20,5% so với tháng 5 năm ngoái, như thể hiện trong biểu đồ trên. Biên lợi nhuận ròng đạt 3,4%.

Lũy kế 5 tháng, biên lãi ròng đạt 3,7%, thấp hơn so với con số 4,2% của 5 tháng đầu 2021. MWG cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến biên lợi nhuận giảm sút bao gồm chi phí hàng hóa đầu vào và chi phí vận hành đều tăng do ảnh hưởng của lạm phát, cùng với việc MWG chủ động triển khai chiến lược giá bán cạnh tranh nhằm chia sẻ khó khăn và thu hút khách hàng.

Mặt khác, các chi phí tăng lên trong ngắn hạn do Bách Hóa Xanh (BHX) thay đổi cách bài trí cửa hàng (layout), xử lý cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, các chuỗi thanh lý hàng bán chậm để đảm bảo lượng hàng tồn kho hợp lý.

Theo sau, dòng tiền cũng lần lượt tìm đến các bluechips như MSN (57,4 tỷ đồng), CTG (51 tỷ đồng), VHM (63,5 tỷ đồng), TPB (27,3 tỷ đồng), STB (18,9 tỷ đồng). Một số mã ghi nhận giao dịch rót vốn của khối ngoại như VND (34,6 tỷ đồng), GEX (33,7 tỷ đồng), KBC (26 tỷ đồng) và VGC (14,3 tỷ đồng).

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu DGC bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị 78,1 tỷ đồng. Một cổ phiếu khác thuộc nhóm phân bón – hóa chất là DCM cũng góp mặt trong Top10 rút ròng với giá trị 20 tỷ đồng. Phiên hôm nay, dòng phân bón bị chốt lời mạnh trong phiên chiều trước thông tin giá phân bón hạ nhiệt. Đây cũng là nhóm ngành khối ngoại bán ròng mạnh nhất phiên đầu tuần.

Nối tiếp, áp lực bán ra cũng lần lượt tìm đến loạt bluechips như NVL (77,7 tỷ đồng), VNM (36,7 tỷ đồng), VCB (13 tỷ đồng), GAS (12,6 tỷ đồng) và FPT (7,1 tỷ đồng).

Tương tự, một số mã ghi nhận giao dịch cùng chiều với quy mô nhỏ hơn phải kể đến như ASM, BWE, NKG.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Diễn biến trái chiều, tại sàn HNX, khối ngoại bán ròng 13 tỷ đồng khi lực cầu có phần suy yếu, tương đương rút ròng khỏi 783.785 đơn vị.

Xét giao dịch cụ thể, nhóm này đẩy mạnh bán ròng mã SHS của Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội với giá trị hơn 13,8 tỷ đồng. Khối ngoại theo sau bán ròng BVS, PVI, LHC, VCS,… với giá trị dưới 1 tỷ đồng.

Ở chiều mua, nhóm này giải ngân đồng thời hơn 1 tỷ đồng ở hai mã IDC và TNG Kế đó, danh mục gom ròng khối ngoại còn có KLF, PVS, SD5, NDN,…

Tương tự, trên thị trường UPCoM, khối ngoại trở lại bán ròng với quy mô 25,46 tỷ đồng, tương đương 945.699 đơn vị cổ phiếu bị rút ròng.

Tại bên mua, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi thu hút lực cầu lớn nhất với giá trị 2,63 tỷ đồng, trước khi khối ngoại mua ròng gần 694 triệu đồng mã SIP. Kế đó, lực cầu ngoại còn tìm đến SGP (160 triệu đồng), HPP (130 triệu đồng), ABI (121 triệu đồng),…

Ngược lại, lực xả tập trung ở mã BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị 10,3 tỷ đồng. Theo sau, nhà đầu tư ngoại rút ròng 2,4 tỷ đồng cổ phiếu VEA, trước khi bán ròng nhẹ hơn các mã SBS, CSI, MCH, ACV,…

Thảo Bùi