|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 22/2: Khối ngoại đảo chiều bán ra trên HOSE dù vẫn gom DXG, VHM

17:46 | 22/02/2022
Chia sẻ
Tại HOSE, khối ngoại đảo chiều bán ròng 109 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 6,4 triệu đơn vị sau 3 phiên mua gom liên tiếp. Tuy vậy, nhóm này duy trì mua gom cổ phiếu nhóm bất động sản, với tâm điểm là DXG, VHM.

Nhà đầu tư đã chuẩn bị tâm lý cho một phiên chỉnh mạnh thì đà giảm bất ngờ được hãm lại sau 14h nhờ pha lội ngược dòng ấn tượng của nhóm ngân hàng. Mặc dù VN-Index còn cách mốc tham chiếu hơn 7 điểm nhưng điểm sáng là chỉ số vẫn giữ được mốc 1.500 điểm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 7,37 điểm (0,49%) còn 1.503,47 điểm, HNX-Index giảm 6,56 điểm (1,49%) xuống 434,43 điểm, UPCoM-Index giảm 0,66 điểm (0,58%) xuống 113,01 điểm.

Những nhịp chỉnh mạnh đã thu hút dòng tiền của nhà đầu tư giúp thanh khoản thị trường cải thiện. Tổng giá trị giao dịch đạt gần 33.640 tỷ đồng, tương đương 379 mã tăng, 657 mã giảm và 138 mã đứng giá tham chiếu.

Phiên 22/2: Khối ngoại đảo chiều chốt lời tại HOSE dù vẫn gom ròng DXG, VHM - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Giao dịch tại HOSE, khối ngoại đảo chiều bán ròng 109 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 6,4 triệu đơn vị sau 3 phiên mua gom liên tiếp. Nhóm này duy trì mua gom cổ phiếu nhóm bất động sản, trong khi bán ròng nhóm nước, khí đốt và xây dựng vật liệu.

Phiên 22/2: Khối ngoại đảo chiều chốt lời tại HOSE dù vẫn gom ròng DXG, VHM - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Điểm tích cực là không có mã nào ghi nhận quy mô bán ròng trên 65 tỷ đồng từ các nhà đầu tư ngoại. Theo đó, dòng tiền rút ròng mạnh nhất 63,7 tỷ đồng khỏi cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam. Đà tăng 3,5% của PLX giúp mã này đóng góp đáng kể giúp VN-Index lấy lại cột mốc 1.503 điểm.

Bên cạnh đó, lực xả ngoại cũng xuất hiện nhẹ hơn ở một số cổ phiếu như NVL (36 tỷ đồng), FRT (31,1 tỷ đồng), VCB (23,3 tỷ đồng), DGC (23,1 tỷ đồng). Theo sau, quy mô bán ròng dưới 20 tỷ đồng cũng tập trung lần lượt tại CII (17,4 tỷ đồng), SSI (17,4 tỷ đồng), HSG (17 tỷ đồng), MSN (17 tỷ đồng)...

Phiên 22/2: Khối ngoại đảo chiều chốt lời tại HOSE dù vẫn gom ròng DXG, VHM - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Xét giao dịch mua vào, lực cầu vẫn tập trung ở nhóm bất động sản với 4 đại diện góp mặt trong Top10 mã được mua ròng nhiều nhất. Lần lượt là DXG của Đất Xanh Group (78,7 tỷ đồng), VHM của Vinhomes (59,7 tỷ đồng), KDH của Nhà Khang Điền (27,8 tỷ đồng), KBC (16,2 tỷ đồng).

Tương tự, lực cầu cũng tìm đến GMD (52,4 tỷ đồng), GEX (17,4 tỷ đồng), PHR (13,9 tỷ đồng). Nối tiếp, một số đại diện nhóm vốn hóa lớn cũng được khối ngoại mua gom trong phiên còn có HPG (49,8 tỷ đồng), STB (15,9 tỷ đồng), SAB (10,3 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, tương quan giữa chiều mua bán được thu hẹp và chuyển hướng tích cực khi nhà đầu tư ngoại chỉ mua ròng nhẹ 117 triệu đồng, tương đương 257.500 đơn vị.

Giao dịch ở chiều mua, khối ngoại đẩy mạnh mua gom 9,1 tỷ đồng cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, trước khi tiếp tục mua gom PLC (4,2 tỷ đồng) và CEO (2,2 tỷ đồng). Danh mục mua chủ yếu có sự góp mặt của VKC (1,7 tỷ đồng), SCI (1,5 tỷ đồng), PVI (1 tỷ đồng)...

Tại chiều bán, lực xả ở cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG vẫn chưa dừng lại. Mã này bị bán ròng 11,4 tỷ đồng trong phiên thứ 4 liên tiếp. Theo sau, áp lực rút ròng nhẹ hơn cũng tìm đến THD (7,9 tỷ đồng), trước khi xả nhẹ hơn DHT, L14, NSH...

Tương tự những phiên trước, tại UPCoM, khối ngoại tiếp đà mua ròng 7,2 tỷ đồng, tương ứng rót vốn ròng vào 180.686 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhà đầu tư ngoại chủ yếu mua ròng các mã QNS (3,3 tỷ đồng), QTP (3,2 tỷ đồng), VEA (1,2 tỷ đồng), VOC (1 tỷ đồng). Theo sau, giao dịch cùng chiều cũng được ghi nhận tại BVB, FOC, ABB,....

Trái lại, quy mô bán ròng được thu hẹp đáng kể khi không cổ phiếu nào bị bán ròng trên 1 tỷ đồng. Cụ thể, lực bán chỉ lần lượt tìm đến các cổ phiếu KHB (935 triệu đồng), ABI (674 triệu đồng), VTP (514 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.