|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 17/2: Khối ngoại mua ròng trở lại phiên đáo hạn phái sinh, gom mạnh KBC, KDC

16:55 | 17/02/2022
Chia sẻ
Trong phiên đáo hạn phái sinh, khối ngoại trở lại mua ròng gần 800 tỷ đồng trên toàn sàn. Lực cầu lan tỏa ở nhiều nhóm cổ phiếu lớn như bất động sản, thực phẩm & đồ uống với tâm điểm là KBC, KDC, DXG.

VN-Index tăng mạnh trong phiên chiều nhờ sức bật của các cổ phiếu lớn. Loạt bluechips như GAS, VPB, VCB, HPG, VHM, MSN,... tăng mạnh giúp VN-Index thành công băng qua ngưỡng 1.500 điểm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 15,89 điểm (1,06%) lên 1.507,99 điểm, HNX-Index tăng 1,11 điểm (0,26%) đạt 430,24 điểm, UPCoM-Index tăng 0,62 điểm (0,55%) lên 112,42 điểm.

Điều còn thiếu trong phiên hôm nay là thanh khoản duy trì ở mức thấp với giá trị giao dịch trên HOSE đạt 19.463 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường thì giá trị giao dịch giảm gần 5% còn 22.791 tỷ đồng.

Phiên 17/2: Khối ngoại mua ròng trở lại phiên đáo hạn phái sinh, gom mạnh KBC, KDC - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Giao dịch trên sàn HOSE, khối ngoại trở lại mua ròng 760 tỷ đồng trong phiên đáo hạn phái sinh, tương đương khối lượng mua gom 14,3 triệu đơn vị. Lực cầu mua gom lan tỏa ở phần lớn các nhóm ngành như bất động sản, thực phẩm đồ uống, ngân hàng...

Phiên 17/2: Khối ngoại mua ròng trở lại phiên đáo hạn phái sinh, gom mạnh KBC, KDC - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, nhóm này gom ròng đồng thời với quy mô hơn 121 tỷ đồng ở hai cổ phiếu là KBC của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và KDC của CTCP Tập đoàn Kido. Đây cũng là hai mã duy nhất ghi nhận lực cầu trên trăm tỷ đồng trong phiên.

Nối tiếp, khối ngoại cũng tìm đến một số cổ phiếu nhóm bất động sản, xây dựng, trong đó lần lượt là DXG (83,8 tỷ đồng), KDH (50,1 tỷ đồng). Tương tự phiên trước đó, nhóm cổ phiếu bluechips gồm MSN (76,3 tỷ đồng), GAS (51,4 tỷ đồng), VCB (37,5 tỷ đồng), PNJ (37 tỷ đồng)...vẫn thu hút lượng lớn lực cầu.

Phiên 17/2: Khối ngoại mua ròng trở lại phiên đáo hạn phái sinh, gom mạnh KBC, KDC - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, giao dịch bán ròng thu hẹp đáng kể khi không có mã nào bị khối ngoại rút ròng với giá trị trên 35 tỷ đồng.

Dẫn đầu danh mục bán ròng, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup là mã bị xả ròng nhiều nhất với 33,7 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với phiên trước đó. Theo sau, lực xả cũng xuất hiện với quy mô nhỏ hơn ở các mã VNM (25,8 tỷ đồng), DIG (23,8 tỷ đồng), VRE (10,2 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, nhóm dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng góp mặt trong danh mục bán ròng với SSI (14,2 tỷ đồng), CTG (14,2 tỷ đồng), HCM (12,7 tỷ đồng). Một số mã ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có VSC, TIP, PVT...

Tại sàn HNX, khối ngoại đảo chiều mua ròng 24,3 tỷ đồng ngay sau phiên bán ròng. Tuy vậy, về khối lượng, nhóm này vẫn rút ròng 113.743 đơn vị cổ phiếu.

Phần lớn quy mô mua ròng của khối ngoại tập trung ở cổ phiếu THD của Thaiholdings (34 tỷ đồng). Danh mục cổ phiếu thu hút lực cầu trên 1 tỷ đồng còn có PLC (3,2 tỷ đồng) và SCI (2,1 tỷ đồng), trước khi mua gom nhẹ hơn C92, TA9, PVS, CEO....

Ở chiều bán ra, khối ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG. Mã này bị rút ròng gần 15,8 tỷ đồng. Theo sau, nhà đầu tư ngoại cũng rút ròng nhẹ khỏi một số cổ phiếu, lần lượt là SGD (605 triệu đồng), SHS (576 triệu đồng), TIG (267 triệu đồng)....

Cùng chiều tích cực, tại UPCoM, khối ngoại trở lại mua ròng 8,2 tỷ đồng, tương ứng rót vốn ròng vào 235.013 đơn vị cổ phiếu.

Tại phía mua vào, nhóm nhà đầu tư ngoại quay lại mua ròng cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi (9,4 tỷ đồng) và VEA của VEAM Corp (1 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lực cầu ngoại cũng xuất hiện ở ACV (898 triệu đồng), PXT (781 triệu đồng), VOC (580 triệu đồng)...

Trở lại phía bán, quy mô bán ròng được thu hẹp khi khối ngoại chủ yếu rút ròng khỏi VTP (1,9 tỷ đồng) và BVB (1 tỷ đồng). Kế tiếp, nhóm cũng bán ròng các cổ phiếu FCO (408 triệu đồng), VAB (291 triệu đồng), MSR (221 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.