|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 11/2: Khối ngoại tiếp đà bán ròng, xả hơn 1.600 tỷ đồng VIC trong tuần qua

18:00 | 11/02/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index chấm dứt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, khối ngoại tiếp tục đặt áp lực lên thị trường khi bán ròng 532 tỷ đồng trên HOSE. Đáng chú ý, VIC tiếp tục là tâm điểm xả ròng khi bị bán tổng cộng hơn 1.600 tỷ đồng tuần qua.

Thị trường chứng khoán phiên chiều diễn biến khá tiêu cực với áp lực điều chỉnh từ nhóm bất động sản, có thời điểm VN-Index đánh mất mốc 1.500 điểm. Trong đó, trụ VIC lại rơi về vùng đáy 1 năm quanh ngưỡng 81.600 đồng/cp.

Đóng cửa, VN-Index giảm 5,85 điểm (0,29%) còn 1.500,94 điểm, HNX-Index giảm 1,5 điểm (0,35%) còn 426,73 điểm, UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (0,09%) còn 112,54 điểm.

Thanh khoản duy trì ở mức trung bình với 25.230 tỷ đồng, tương đương 809 triệu cổ phiếu được mua/bán. Tính riêng trên HOSE thì giá trị giao dịch đạt gần 21.620 tỷ đồng, giảm chưa đến 2% so với phiên trước.

Phiên 11/2: Khối ngoại tiếp đà bán ròng, xả hơn 1.600 tỷ đồng VIC trong tuần qua - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp đà bán ròng phiên thứ hai liên tiếp với quy mô 532 tỷ đồng, giảm hơn 28% so với phiên trước đó. Về khối lượng, nhóm này bán ròng 10,6 triệu đơn vị cổ phiếu, tập trung xả mạnh nhóm bất động sản.

Phiên 11/2: Khối ngoại tiếp đà bán ròng, xả hơn 1.600 tỷ đồng VIC trong tuần qua - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trong nhóm bất động sản, "anh cả" VIC của Tập đoàn Vingroup tiếp tục là mã dẫn đầu chiều bán ròng với quy mô 268 tỷ đồng. Lực xả cổ phiếu VIC trên thị trường đã xuất hiện kể từ đầu tuần, đưa giá trị bán ròng lũy kế của khối ngoại lên mức hơn 1.600 tỷ đồng.

Tương tự, nhóm này cũng lần lượt bán ròng một số đại diện của các doanh nghiệp địa ốc, xây dựng như KBC (52,8 tỷ đồng), NVL (38,9 tỷ đồng).

Cùng chiều, dòng tiền ngoại cũng được ghi nhận rút khỏi bộ đôi cổ phiếu lớn nhóm dịch vụ tài chính là VND (42,1 tỷ đồng) và SSI (40,6 tỷ đồng), trước khi bán ròng nhẹ hơn một số mã như GEX (37,4 tỷ đồng), HDB (37,2 tỷ đồng), DPM (30,4 tỷ đồng), MSN (28,6 tỷ đồng)...

Phiên 11/2: Khối ngoại tiếp đà bán ròng, xả hơn 1.600 tỷ đồng VIC trong tuần qua - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, giao dịch mua vào có phần kém sắc hơn khi không có mã nào được mua gom trên 40 tỷ đồng. Cụ thể, dòng tiền tích cực tập trung ở nhóm ngân hàng với một số cổ phiếu của các nhà băng như CTG (35,5 tỷ đồng), VCB (25,5 tỷ đồng), STB (12,3 tỷ đồng).

Diễn biến tương tự, lực cầu khối ngoại cũng xuất hiện ở một số cổ phiếu như GMD (30,6 tỷ đồng), SAB (16,9 tỷ đồng), VGC (16,6 tỷ đông), HCM (15,1 tỷ đồng). Ghi nhận giá trị mua ròng nhẹ hơn còn có DGW, PNJ, LHG...

Trên sàn HNX, giao dịch của khối ngoại có phần kém tích cực hơn khi nhóm này đảo chiều rút ròng 14,3 tỷ đồng, qua đó chấm dứt chuỗi mua ròng 7 phiên liên tiếp. Nhóm này bán ra về khối lượng 431.813 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều bán ra, khối ngoại rút ròng mạnh nhất 15,1 tỷ đồng khỏi TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG. Tương tự, nhóm này bán ròng 2,4 tỷ đồng mã PVS, trước khi rút ròng nhẹ hơn khỏi THD (879 triệu đồng), EID (549 triệu đồng), NTP (547 triệu đồng)...

Ngược lại, sàn HNX chỉ ghi nhận một cổ phiếu được mua ròng trên 1 tỷ đồng là APS của Chứng khoán APEC (1,8 tỷ đồng). Theo sau, lực mua nhẹ lần lượt tìm đến PGS (757 triệu đồng), PVI (619 triệu đồng), BTS (566 triệu đồng),...

Có phần tích cực hơn, tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư ngoại tiếp đà mua ròng 12,8 tỷ đồng, tương đương khối lượng 223.299 đơn vị.

Tương tự phiên trước đó, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi duy trì thu hút lực cầu lớn nhất với 5,4 tỷ đồng. Theo sau, dòng vốn ngoại cũng lần lượt tìm đến danh mục gồm ACV (3 tỷ đồng), VEA (2,5 tỷ đồng), QTP (1,9 tỷ đồng), CLX (1,2 tỷ đồng), VGT (1 tỷ đồng)...

Trở lại phía bán, BSR của nhóm dầu khí bị bán ròng chủ yếu với quy mô lên tới 4,3 tỷ đồng. Nối tiếp, nhóm này bán ròng dưới 350 triệu đồng ở nhiều cổ phiếu như VST, VTP, TCI, NTC...

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.