LPBank dự kiến sẽ hủy phương án chào bán cổ phiếu với tỷ lệ 31%, thay vào đó trả cổ tức tỷ lệ 16,8%. Vốn điều lệ dự kiến sẽ chỉ tăng lên 29.873 tỷ đồng, thay vì 33.576 tỷ đồng như dự kiến trước đó.
VPBank có thể mất đi vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng vốn điều lệ vào tay Vietcombank nếu các ngân hàng đều thực hiện được 100% kế hoạch tăng vốn. Trong khi đó, vốn điều lệ của Techcombank sẽ vượt qua các Big4 như BIDV, Agribank.
Sau một năm 2023 tương đối trầm lắng, các ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2024. Theo ước tính của Vietcap, giá trị phát hành riêng lẻ trong năm 2024 có thể lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Với loạt động thái cụ thể hơn của toàn ngành chứng khoán thời gian qua, bức tranh xếp hạng về vốn điều lệ ngành chứng khoán dự kiến phải vẽ lại trong thời gian tới. Bên cạnh sự đi lên của nhóm vốn vừa và lớn, các CTCK nhỏ cũng đang trở mình.
Ngày 6/12, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo chấp thuận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ của CTCP Quản lý quỹ Amber (Amber Capital, SMEC).
Nhu cầu tăng vốn của các ngân hàng mặc dù đã phần nào được "giải khát" bởi quy định chấp thuận chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho nhóm ngân hàng quốc dân hay hạn chế chia cổ tức tiền mặt của các ngân hàng trong năm vừa qua. Tuy vậy, áp lực tăng vốn vẫn còn hiện hữu.
Theo VNDirect, mục đích phát hành lần này nhằm bổ sung vốn cho các hoạt động cho vay ký quỹ, đầu tư giấy tờ có giá, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán...
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.