[Phần 1] Thủy sản Thái Lan đa dạng thị trường, tìm đường tới châu Âu, Trung Quốc và Mỹ
"Công ty đa ngành nghề này, bán tôm, mực, cá ngừ, thức ăn động vật và thức ăn thủy sản, vừa bắt đầu lên kế hoạch mở cửa hàng tại các thị trường chính của chúng tôi”, theo Rik van Westendorp, Phó chủ tịch điều hành và CFO của Thủy sản Asian Seafoods Coldstorage cho biết.
"Chúng tôi có thể bắt đầu thông qua liên doanh, hoặc mua lại một công ty”, ông nói.
Trở lại năm 2014, sau khi bệnh tôm chết sớm (EMS) khiến sản lượng tôm Thái Lan giảm từ 600.000 tấn xuống dưới 200.000 tấn, Asian Seafoods Coldstorage và những nhà sản xuất khác đều gặp vấn đề.
“Trong năm 2014, chúng tôi mất tiền và phục hồi từ EMS. Ba năm qua, chúng tôi tập trung vào biên lợi nhuận và tăng trưởng dòng doanh thu. Chúng tôi vẫn chưa đầu tư một cách mạnh mẽ, nhưng thay vào đó tối đa hóa khả năng đang có”, theo Van Westendorp.
Nuôi tôm ở Thái Lan |
Điều này đưa công ty đến tăng trưởng
Hiện tại, tình hình tài chính đã được cải thiện mạnh mẽ, Công ty giờ đây có thể tăng trưởng bằng cách lập các liên doanh, đầu tư vào bán hàng, marketing và có thể mua lại các công ty trong tương lai.
Trong năm 2016, công ty thông qua một chiến lược 5 năm để tăng trưởng gấp đôi doanh số so với năm 2015, từ 7,9 tỷ THB lên 15 tỷ THB, tương đương với 500 triệu USD. Cùng thời gian đó, Asian Seafoods Coldstorage nâng mục tiêu tăng trưởng biên lợi nhuận từ khoảng 8% lên 10 - 12%.
Quý II/2018, công ty tăng trưởng doanh số 1,5%, lên 2,32 tỷ THB, với thu nhập trước thuế và lãi suất (EBIT) đạt 104 triệu bạt Thái (THB), tăng trưởng từ 7 triệu THB trong cùng kỳ năm trước. Do tăng chi phí lãi thêm 3 triệu THB trước vốn lưu động tăng cao hơn, lợi nhuận ròng đạt 92 triệu THB, giảm từ 94 triệu THB của cùng kỳ năm trước.
“Triển tốt như vậy song sự biến động vẫn còn đó. Chúng tôi nhắm đến ổn định trong tương lai bằng cách đa dạng hóa nhiều hơn”, Van Westendorp nói với Undercurrent. “Là một tập đoàn, chúng tôi muốn đa dạng hóa và khống chế tốt hơn chuỗi cung ứng cũng như giảm sự biến động. Đó không chỉ là vấn đề tăng thêm giá trị; đó là việc tạo ra sự ổn định hơn. Thách thức đặt ra là tạo ra một danh mục, mà không cần dàn trải quá mỏng”.
Trong tháng 5, Công ty khởi động một liên doanh ở Đức, Asian Group SCS Europe, với một công ty gọi là Happy Pet.
Tương tự, Asian Seafoods Coldstorage cũng tạo ra một liên doanh với công ty dược Thái Lan, Inter Pharma, chuyên bán những sản phẩm thú y. “Đó là một thương hiệu thức ăn động vật đầu tiên của chúng tôi, Maria. Đó là một cơ hội tốt để tận dụng khả năng của chúng tôi trong mảng marketing bán lẻ và quản lý thương hiệu”, ông nói.
Đối với Trung Quốc, công ty thành lập một công ty để nâng cấp thị trường và phân phối.
“Mỹ là thị trường thứ ba chúng tôi nhắm đến, cả về thức ăn thủy sản và động vật. Đối với Mỹ, sẽ rất tốt nếu chúng tôi có năng lực quan trọng của bản thân mình, từ đó có thể bán hàng, phục vụ hiệu quả hơn”, Van Westendorp nói với Undercurrent. “Chúng tôi đang bán phần lớn tôm vào Mỹ, nhưng cũng có những sản phẩm mực bán hoàn thành sẽ được chế biến nhiều hơn ở Mỹ”.
Ở châu Âu, công ty nhắm đến đầu tiên là bán những sản phẩm thức ăn động vật cao cấp dưới nhãn hàng riêng biệt cao cấp hơn.
“Happy Pet tạo ra thức ăn động vật khô, chúng tôi tạo ra sản phẩm ướt. Chúng tôi có thể sử dụng kênh phân phối của họ để thâm nhập thị trường và làm việc với người địa phương, và sau đó chúng tôi có 3 sản phẩm bán chéo”, ông nói với Undercurrent. “Thức ăn động vật là đầu tiên, sau đó chúng tôi cũng sẽ xem xét bán hải sản đông lạnh, ưu tiên mực”.
Bán tôm vào châu Âu gặp một ít khó khăn, ông nói, bởi mất đi khoản thuế ưu đãi Thái Lan từng có dưới chính sách thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) của châu Âu. Thái Lan có mức thuế 12% đối với tôm chưa chế biến từ ngày 1/1/2015, so với 4,2% theo GSP. Vào đầu năm 2014, thuế đối với tôm thành phẩm và tôm chế biến từ Thái Lan tăng từ 7% lên 20%.
Một sản phẩm có thể tốt ở cả châu Âu và Mỹ là cá mú châu Á, hay còn gọi là cá chẽm, loài công ty vừa bắt đầu chế biến.
“Chúng tôi chế biến những sản phẩm đầu tiên vào tháng 6, cho thị trường Bắc Mỹ. Đây là một sản phẩm tốt ở châu Âu”, theo Van Westendorp.
Những người nuôi cá ở Thái Lan đang sản xuất khoảng 80.000 tấn sản phẩm này, cung cấp cả cho nội địa.
Asian liên kết với cả chuỗi cung ứng của sản phẩm này, từ thức ăn, “do đó chúng tôi có thể có những hệ thống chất lượng”, ông nói. “Tôi thích cá, nó có vị rất ngon, nếu được nuôi tốt. Cá được đánh giá cao và không bị xem là một loài thực phẩm rẻ tiền trên thị trường. Chúng tôi đang lên kế hoạch tạo ra những sản phẩm từng phần, cà ri và thành phẩm".
“Cửa hàng” Trung Quốc
Cũng giống vậy, công ty đang “mở cửa hàng ở Trung Quốc”, theo van Westendorp.
“Chúng tôi đang bán vào Trung Quốc. Không nhiều, nhưng khối lượng đang tăng lên về tôm và thức ăn động vật, thông qua các nhà nhập khẩu”, ông nói.
Điều này là do sự khác biệt về giá ở Trung Quốc về giá tôm.
“Tôi nhận thấy giá tôm ở nông trường tại Thái Lan đang thấp hơn đến 7 lần so với giá bán lẻ ở Trung Quốc. Điều này cho thấy giá trị đang được tạo ra, và chúng tôi phải định vị bản thân vào vị trí tốt hơn để giành được một phần lớn trong đó”, ông nói.
“Từ kinh nghiệm của đối với Trung Quốc, tôi thấy rằng hệ thống nuôi trồng nơi đó đang kém xa so với cách chúng tôi nuôi trồng tại Thái Lan.
Tôi không nghĩ rằng họ có thể cải thiện nó nhanh chóng, khi mà nhiều hồ nuôi thuộc sở hữu hoặc thuê bởi những cá nhân, có rất ít cam kết trong việc đầu tư và không có nhóm nuôi trồng, sẽ khó khăn hơn trong việc quản lý vấn đề an ninh sinh học đang hiện hữu tại Trung Quốc.
Sự sẵn có và chất lượng nguồn nước là mối lo đang gia tăng. Hiện nay nơi này không phải là một đất nước nuôi trồng dễ dàng với giá tại nông trường cao, do đó bạn có thể thấy lượng nhập khẩu tôm khổng lồ”, ông nói
Thị trường Trung Quốc có một lợi thế so với thị trường khác trước sự bùng nổ của thương mại điện tử, người bán có thể tham gia trực tiếp vào thị trường.“Với sự phát triển hiện tại của kinh doanh trực tuyến, bạn có thể bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Xung quanh thương mại điện tử, ở Trung Quốc có một hệ thống dịch vụ, nhập khẩu, kho trữ lạnh, lập chứng từ, tất cả đều phát triển rất nhanh chóng. Chúng tôi tập trung vào phát triển bán hàng trực tuyến, bằng cách bán dưới tên thương hiệu của mình, cả thủy sản đông lạnh và thức ăn động vật”, theo van Westendorp.
Đón đọc [Phần 2] M&A ngược dòng
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/