|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Petrolimex, Vietnam Airlines chờ chốt phương án thoái vốn

09:32 | 23/09/2019
Chia sẻ
Phương án thoái vốn đến năm 2020 của nhiều doanh nghiệp lớn có vốn nhà nước đang được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt và Petrolimex, Vietnam Airlines là 2 cái tên nhận được nhiều sự quan tâm.

Theo phương án đã được Bộ Kế hoạch và Ðầu tư trình lên Thủ tướng trên cơ sở rà soát tổng hợp các đề xuất của các bộ và địa phương tại dự thảo Quyết định phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết 2020, dự kiến có 11 doanh nghiệp thực hiện theo chỉ đạo riêng của Thủ tướng;

Bao gồm các doanh nghiệp chưa thống nhất, không đủ điều kiện chuyển giao về Tổng công ty Ðầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), doanh nghiệp quy mô lớn đặc thù, doanh nghiệp còn đang vướng mắc về tài chính, quyết toán vốn nhà nước, doanh nghiệp đề xuất thay đổi hình thức sắp xếp khác.

Trong đó có những cái tên đáng chú ý như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), CTCP Thể dục thể thao Việt Nam, CTCP Trung tâm triển lãm Việt Nam…

Với 2 “ông lớn” Petrolimex và Vietnam Airlines, phương án được đề xuất trình Thủ tướng xem xét theo hướng tỷ lệ vốn nhà nước tiếp tục nắm giữ sau 2020 được đề nghị là 51%, tỷ lệ vốn nhà nước cần thoái đến hết năm 2020 đối với Petrolimex là 24,86%, Vietnam Airlines là 35,16%, tức là vẫn theo Quyết định 1232/2017.

Ðây cũng là phương án được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đề nghị bổ sung vào danh mục các doanh nghiệp thực hiện thoái vốn theo quyết định của Thủ tướng trước đó.

Theo kế hoạch thoái vốn nhà nước được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1232 và Quyết định 1001, trong giai đoạn 2018-2020, Petrolimex và Vietnam Airlines là các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban phải thực hiện thoái vốn.

Trong đó Petrolimex thực hiện thoái 24,86% vốn vào năm 2018, còn Vietnam Airlines thực hiện thoái 35,16% vốn vào năm 2019. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa hoàn thành.

Tính theo giá trị vốn hóa tại thời điểm hiện nay, tổng vốn hóa của Petrolimex trên thị trường chứng khoán ước đạt trên 80.000 tỷ đồng. Nếu thực hiện thoái vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt, thì tỷ lệ vốn nhà nước tại đây sau năm 2020 sẽ là 51%.

Theo tính toán của Ủy ban, tỷ lệ này tương ứng với việc thoái vốn từ mức hiện hành là 75,86% xuống 51%, tương đương với tổng lượng cổ phần bán ra trên 509 triệu cổ phần.

Nếu giới hạn sở hữu dành cho nhà đầu tư tại Petrolimex là 20%, thì tỷ lệ còn lại dành cho nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phiếu tại Petrolimex là hơn 9%, tương đương 116 triệu cổ phần với giá trị ước trên 7.000 tỷ đồng, còn số cổ phần được bán cho nhà đầu tư trong nước tương đương khoảng 23.000 tỷ đồng.

Ðánh giá về tính khả thi trong thực hiện thoái vốn nhà nước Petrolimex, Ủy ban cho rằng, việc bán vốn không huy động được nhiều nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài để hấp thụ thì sẽ khó tối ưu hóa giá trị thu về do giá trị bán cổ phần rất lớn và như vậy, khả năng thoái vốn thành công là không cao.

Mặt khác, theo báo cáo của Petrolimex trên cơ sở tham vấn các tổ chức tư vấn tài chính trong và ngoài nước, để có thể đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sở hữu, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp xuống 51%, thì tỷ lệ 9% bán cho nhà đầu tư nước ngoài như quy định hiện nay là chưa đủ hấp dẫn.

Ðể tăng thu hút nguồn vốn ngoại, Ủy ban kiến nghị, cần gia tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như quy định tại Nghị định 60/2015/NÐ-CP áp dụng đối với công ty đại chúng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, hoặc cần xem xét kéo dài hơn nếu việc thoái vốn không đạt được giá trị thu hồi vốn cao cho Nhà nước.

Ðối với Vietnam Airlines, doanh nghiệp đã kiến nghị xem xét việc Nhà nước sẽ thực hiện thoái 15% vốn để giảm tỷ lệ sở hữu về 71,16% trong giai đoạn 2019-2020, đồng thời thực hiện việc phát hành cổ phiếu tăng vốn trong giai đoạn 2019-2025 để giảm tỷ lệ vốn nhà nước xuống 51% nhằm đảm bảo quy mô vốn điều lệ tương xứng với nhu cầu kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Dự kiến, lộ trình thoái vốn thực hiện trong 2 giai đoạn và trong từng giai đoạn sẽ tiến hành chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng cho các nhà đầu tư mới.


Hiếu Minh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.