|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

OPEC+ nhất trí cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày vào tháng 11/2022

06:46 | 06/10/2022
Chia sẻ
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh do Nga dẫn đầu, hay còn gọi là OPEC+, ngày 5/10 đã nhất trí về việc cắt giảm sản lượng dầu lớn, một động thái hỗ trợ giá mà có thể khiến Washington quan ngại.

  Trụ sở OPEC ở Vienna, Áo. (Ảnh: TTXVN).

Tại cuộc họp ở Vienna (Áo) ngày 5/10, OPEC+ đã nhất trí giảm 2 triệu thùng dầu/ngày kể từ tháng 11/2022. Đây là mức cắt giảm lớn nhất kể từ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 năm 2020. Mức cắt giảm được công bố gần tương đương với 2% nguồn cung toàn cầu.

Động thái này có thể làm tăng giá dầu thô, tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát vốn đã chạm mức cao trong hàng thập niên ở nhiều quốc gia và đang góp phần vào sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, giá dầu của Nga cũng sẽ tăng lên trước lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với hầu hết các mặt hàng dầu thô xuất khẩu của nước này vào cuối năm nay và tác động đến nỗ lực áp trần giá dầu Nga của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).

Hồi tháng 7/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Saudi Arabia (Arập Xê-út) thúc đẩy sản xuất nhằm kiềm chế giá đã tăng vọt sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine (U-crai-na) hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, giá dầu thô đã giảm trong những tháng gần đây do lo ngại về nhu cầu giảm và lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra.

Mức cắt giảm do OPEC+ công bố cao gấp hai lần so với số lượng mà Mỹ đã giải phóng hàng ngày từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết việc giải phóng nguồn dự trữ dầu chiến lược trong tương lai vẫn chưa được thảo luận.

Hiện chưa rõ tác động trực tiếp của việc cắt giảm trên đối với giá khí đốt trong nước, nhưng điều này có thể khiến giá khí đốt trong nước tăng vài tuần trước khi chính quyền Tổng thống Joe Biden chào giá thấp hơn gần đây.

Ngay trước cuộc họp của OPEC+, dự kiến diễn ra trong ngày 5/10, có thông tin nói rằng Chính phủ Mỹ đang tìm cách thuyết phục nhóm này không tiến hành cắt giảm sản lượng sâu, sau khi xuất hiện đồn đoán OPEC+ đang cân nhắc mức giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày, trong khi Tổng thống Joe Biden tìm cách ngăn giá xăng tại Mỹ tăng cao trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.

Mỹ lập luận rằng các điều kiện kinh tế cơ bản hiện không hỗ trợ cho kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu. Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin trên.

Minh Hằng

Vì sao số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao trong khi các chỉ số vĩ mô tích cực?
Trong năm 2024, dù hầu hết chỉ số kinh tế vĩ mô đều tích cực nhưng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn tăng cao. Điều này cho thấy, tính bền vững trong phục hồi của doanh nghiệp vẫn còn yếu và cần có dư địa chính sách hỗ trợ tốt hơn cho sự phục hồi này.