OPEC dự kiến kéo dài thỏa thuận giảm nguồn cung dầu khi bắt đầu họp tại Vienna
Hôm 1/7, trả lời trước báo giới, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết sẽ ủng hộ việc kéo dài thỏa thuận giảm sảnl ượng thêm 6 - 9 tháng. Trước đó, Tehran đã phản đối chính sách này của Arab Saudi vì cho rằng Riyadh quá thân thiết với Washington.
Mỹ không phải một thành viên của OPEC, cũng không tham gia vào thỏa thuận nguồn cung. Tuy nhiên, Washington đã đề nghị Riyadh bơm thêm dầu để bù đắp cho lượng xuất khẩu giảm từ Iran sau khi quốc gia Trung Quốc bị áp lệnh trừng phạt mới vì chương trình hạt nhân.
OPEC và các đồng minh, dẫn đầu bởi Nga, đã giảm sản lượng dầu kể từ năm 2017 để ngăn chặn giá dầu lao dốc sau khi sản lượng từ Mỹ tăng vọt, điều đã giúp Mỹ trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong năm nay, vượt qua cả Nga và Arab Saudi.
Lo ngại về sự suy yếu của nhu cầu thế giới dưới tác động của cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc đã làm gia tăng thách thức cho 14 thành viên của OPEC trong những tháng gần đây.
Hôm 29/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đồng ý với Arab Saudi về việc gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày, tương đương 1,2% nhu cầu thế giới, thêm 6 - 9 tháng.
Như vậy, thời hạn mới của thỏa thuận có thể là tháng 12/2019 hoặc tháng 3/2020, theo Reuters.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih, khả năng cao thỏa thuận sẽ được kéo dài thêm 9 tháng và không cần tăng khối lượng khối lượng giảm.
Giá dầu thô Brent đã tăng hơn 25% kể từ đầu năm 2019 nhưng có thể chững lại khi nền kinh tế toàn cầu suy yếu làm giảm nhu cầu và dầu của Mỹ tràn ngập thị trường, theo kết quả khảo sát chuyên gia của Reuters.
Giá dầu Brent đã tăng 2 USD hôm 1/7 lên 67 USD/thùng vì giới giao dịch dự báo OPEC sẽ hạn chế sản xuất.