|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

OPEC có thể nới lỏng thỏa thuận giảm sản xuất dầu vào tháng 6

12:07 | 23/05/2018
Chia sẻ
Theo Reuters, OPEC có thể quyết định tăng sản lượng dầu ngay trong tháng 6 vì lo ngại về nguồn cung từ Iran, Venezuela và sau khi chính quyền Washington quan ngại về sự phục hồi quá mức của giá dầu.

Cụ thể, các nước trong khu vực vùng Vịnh OPEC đang tổ chức các cuộc đàm phán ban đầu về việc khi nào nhóm xuất khẩu có thể đẩy mạnh sản xuất dầu để hạ nhiệt thị trường dầu, sau khi giá dầu thô vượt mức 80 USD/thùng trong tuần trước, và mỗi thành viên có thể sản xuất thêm bao nhiêu thùng.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhà sản xuất ngoài tổ chức do Nga dẫn đầu đã thống nhất cắt sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày cho tới cuối năm 2018 để giảm lượng dầu trên toàn cầu, nhưng hiện lượng hàng tồn kho đã giảm gần đến mức mục tiêu của OPEC.

opec co the noi long thoa thuan giam nguon cung dau vao thang 6

"Mọi phương án đều đang được xem xét", một nguồn tin từ vùng Vịnh cho biết. Ngoài ra, nguồn tin này cũng cho biết thêm quyết định tăng sản lượng có thể được đưa ra vào tháng 6, thời điểm diễn ra cuộc gặp mặt tiếp theo của OPEC để quyết định về chính sách đầu ra của tổ chức. Tuy nhiên, vẫn chưa có con số cụ thể nào nào cho biết, tổ chức sẽ nới lỏng bao nhiêu.

OPEC và các đồng minh không thuộc OPEC có thể lựa chọn giảm mức độ tuân thủ cao kỷ lục với thỏa thuận hạn chế nguồn cung, một nguồn tin khác cho biết.

Sự tuân thủ của OPEC với thỏa thuận đạt 166%,mức chưa từng được ghi nhận, trong tháng 4. Cón số này thể hiện họ đã giảm quá mục tiêu của mình.

Theo Reuters, tổ chức đang nghiên cứu các kịch bản khác nhau và cho biết thêm, ngay cả khi OPEC quyết định nới lỏng các hạn chế đầu ra trong tháng 6, sẽ cần thêm 3 - 4 tháng để có hiệu lực.

“Đó là một trong những lựa chọn”, một nguồn tin của OPEC cho biết, đề cập đến việc bổ sung thêm nguồn cung tại cuộc họp diễn ra vào tháng 6.

Sản lượng giảm tại Venezuela do cuộc khủng hoảng kinh tế đã giúp OPEC và các đồng minh đạt được một sự cắt giảm lớn hơn dự kiến.

Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi, ông Khalid al-Falih, sẽ gặp gỡ các đối tác từ Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), nắm giữ chức chủ tịch OPEC năm 2018, tại St. Petersburg trong tuần này để thảo luận về vấn đề này.

opec co the noi long thoa thuan giam nguon cung dau vao thang 6
Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi, ông Khalid al-Falih và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak trong một buổi hội thảo tại khách sạn Ritz - Carlton tại Riyadh, Arab Saudi. Ảnh: REUTERS/Faisal Al Nasser

Cho đến nay, OPEC cho rằng họ không cần phải nới lỏng các hạn chế đầu ra dù sự sụt giảm của lượng dầu toàn cầu đã ở mức độ mong muốn, và lo ngại giữa các quốc gia tiêu thụ, nơi giá dầu tăng cao có thể tác động tới nhu cầu.

Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết sự sụt giảm nhanh chóng của lượng dầu tồn kho và lo ngại về tác động đối với nguồn cung dầu sau quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Mỹ, cũng như sự sụt đổ về sản lượng khai thác dầu của Venezuela, là những nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi của OPEC.

Ngoài ra, lo ngại gia tăng từ phía Mỹ về sự kiện giá dầu tăng quá cao cũng khiến tổ chức xuất khẩu bắt đầu tiến hành thảo luận nội bộ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc OPEC về việc kéo giá dầu tăng cao một cách giả tạo vào tháng trước.

Tuần trước, ông Falih đã kêu gọi các đối tác của mình tại UAE, Mỹ và Nga, cũng như Hàn Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn, phối hợp hành động toàn cầu để giảm bớt lo ngại thị trường.

Đầu tháng này, một nguồn tin cho biết, Arab Saudi đang theo dõi tác động đối với nguồn cung dầu từ việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và sẵn sàng bù đắp bất kỳ tình trạng thiếu hụt nào, nhưng sẽ không hành động một mình để lấp đầy chỗ trống đó.

Xem thêm

Lyly Cao

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.