|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

OPEC+ có thể nâng mức giảm sản lượng sau cuộc họp ngày 30/11?

08:16 | 30/11/2023
Chia sẻ
Các đại biểu cho biết, OPEC+ có thể xem xét phương án giảm sản lượng sâu hơn từ 1 triệu thùng/ngày trở lên trong cuộc họp sắp tới.

 

OPEC + tiếp tục đàm phán để giải quyết bế tắc về hạn ngạch sản lượng dầu và có khả năng thực hiện các bước tiếp theo để củng cố giá dầu thô trước cuộc họp cấp bộ trưởng.

Arab Saudi đang thúc giục các thành viên trong liên minh đẩy mạnh việc hạn chế nguồn cung, nhằm ngăn chặn tình trạng dư thừa dầu mới vào năm tới. 

Các đại biểu cho biết, OPEC+ có thể xem xét phương án giảm sản lượng sâu hơn từ 1 triệu thùng/ngày trở lên trong cuộc họp sắp tới.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trở ngại, trong đó, đáng chú ý nhất là tranh chấp về việc liệu các thành viên châu Phi là Angola và Nigeria có nên chấp nhận mục tiêu sản lượng giảm để phản ánh công suất thực tế của họ đang giảm hay không. Những tranh cãi này khiến cuộc họp của nhóm lùi 4 ngày so với dự kiến ban đầu sang ngày 30/11.

OPEC+ phải đối mặt với áp lực can thiệp vào thị trường dầu thô, sau khi giá giảm 13% trong hai tháng qua trong bối cảnh nguồn cung dồi dào và nền kinh tế toàn cầu u ám. 

Thị trường có thể suy yếu hơn nữa trong năm tới, khi các tổ chức bao gồm Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán tốc độ tăng trưởng nhu cầu sẽ giảm mạnh.

Ông Clay Seigle , nhà phân tích tại Rapidan Energy Group LLC, cho biết: “Thị trường muốn biết liệu chính sách của OPEC+ có ưu tiên và chủ động quản lý nguồn cung hay không. Nếu việc cắt giảm sản lượng không đúng thực chất, nhiều nhà giao dịch sẽ nhận thấy thị trường đang dư cung, khiến triển vọng giá trong ngắn hạn trở nên ảm đạm”.

Giá dầu giao sau đang giao dịch ở mức gần 83 USD/thùng ở London sau đợt giảm gần đây. Trong khi việc giá dầu thô giảm khiến người tiêu dùng trở nên nhẹ nhõm hơn sau thời gian dài lạm phát tăng cao thì điều này lại gây khó chịu cho các nhà xuất khẩu như Arab Saudi và nước đứng đầu OPEC+ là Nga. 

Trong trường hợp không có thỏa thuận cắt giảm toàn nhóm, Arab Saudi có thể đơn phương duy trì hạn chế 1 triệu thùng của riêng mình cho đến đầu năm 2024. Tuy nhiên, các nhà giao dịch dầu thô cảnh báo rằng điều này sẽ không đủ để ngăn chặn tình trạng bán tháo. Nhưng nếu Arab Saudi đảo ngược quyết định, đà bán tháo thậm chí còn sâu sắc hơn.

Ông Jim Burkhard, người đứng đầu nhóm thị trường dầu thô toàn cầu tại S&P Global Commodity, cho biết: “Chúng tôi cho rằng nguồn cung dầu toàn cầu dư thừa đáng kể trong những tháng tiếp theo và việc cắt giảm hiện tại có thể sẽ kéo dài sang năm tới. Nếu việc cắt giảm không được duy trì hoặc giảm sâu hơn, phản ứng của thị trường có thể khá nghiêm trọng.”

Rào cản kéo dài đối với thỏa thuận là sự rạn nứt về giới hạn sản lượng của hai nước Tây Phi.

Trong cuộc họp gần đây nhất vào tháng 6, Angola và Nigeria được chỉ định mức hạn ngạch thấp hơn cho năm 2024, điều này phản ánh sự suy giảm năng lực của họ do thiếu đầu tư và gián đoạn hoạt động khai thác. 

Các chuyên gia tư vấn đã đánh giá về sự sụt giảm trong sản xuất Angola và Nigeria nhưng hai quốc gia này đã phản đối kết quả.

Ông Helima Croft , chiến lược gia trưởng hàng hóa tại RBC Capital Markets, cho biết: “Trước khi thảo luận cắt giảm sâu hơn, OPEC sẽ phải giải quyết công việc còn dang dở từ cuộc họp tháng 6. Việc buộc Angola ký vào thoả thuận dường như vẫn là chủ đề của các cuộc đàm phán ngoại giao căng thẳng.”

OPEC+sẽ  họp trực tuyến vào thứ Năm (30/11), bắt đầu lúc 10 giờ sáng theo giờ London, với phiên thiết lập chính sách chính được lên lịch vào lúc 2 giờ chiều.

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.