|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ông Vũ Viết Ngoạn: Điều kiện để giảm lãi suất 2018 khó khăn hơn 2017

10:43 | 20/03/2018
Chia sẻ
Điều kiện giảm lãi suất 2018 khó khăn hơn so với 2017 do lạm phát dự kiến cao hơn, lãi suất USD có xu hướng tăng hơn và hệ thống tín dụng còn nhiều khó khăn.
ong vu viet ngoan dieu kien de giam lai suat 2018 kho khan hon 2017 Những mạch ngầm giảm lãi suất
ong vu viet ngoan dieu kien de giam lai suat 2018 kho khan hon 2017 Lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay liệu có giảm?
ong vu viet ngoan dieu kien de giam lai suat 2018 kho khan hon 2017 Khi tỷ giá, lãi suất, CPI cùng nhìn một hướng

Quý I/2018 tăng trưởng kinh tế được dự báo trên 7%

Sáng ngày 20/3 đã diễn ra hội thảo kinh tế Việt Nam 2018: Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh.

Trao đổi về nền kinh tế Việt Nam, ông Trần Du Lịch - Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, quý I/2018 tăng trưởng kinh tế được dự báo trên 7%, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển hướng một cách có hiệu quả.

Đánh giá tình hình kinh tế thế giới 2018, ông Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, giá cả thế giới được dự báo cao hơn 2017 nhưng vẫn nằm trong phạm vi thấp. Trong đó, giá dầu lửa bình quân trên dưới 60 USD/thùng, ảnh hưởng từ công nghệ dầu đá phiến của Mỹ.

ong vu viet ngoan dieu kien de giam lai suat 2018 kho khan hon 2017
Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

Ông Ngoạn nhận định, cung cầu dầu lửa sẽ không tác động nhiều đến nền kinh tế, tiến bộ công nghệ sẽ giúp cho giá thành giảm.

Lãi suất huy động chênh lệch giữa các ngân hàng còn lớn

Theo ông Trần Du Lịch, muốn giảm lãi suất ngân hàng phát triển cho vay thì phải tăng tái chiết khấu, tăng cho vay, Ngân hàng không để xảy ra lạm phát. Năm 2017, lãi suất đã giảm ở mức độ, nếu năm 2018 không giảm được thì giữ mức như 2017 là tương đối tốt. Doanh nghiệp nên cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp để giảm tỷ lệ vay, "tôi hy vọng năm nay có thể giảm lãi suất chút đỉnh", ông Lịch nêu quan điểm.

Còn ông Ngoạn cho rằng, điều kiện giảm lãi suất 2018 khó khăn hơn so với 2017 do lạm phát dự kiến cao hơn, lãi suất USD có xu hướng tăng hơn và hệ thống tín dụng còn nhiều khó khăn.

Để giảm lãi suất thì phải hạ được lãi suất huy động, phải xem xét yếu tố liên quan đến nguồn huy động của hệ thống ngân hàng, khi thị trường chứng khoán, bất động sản càng ngày phát triển, ông Vũ Viết Ngoạn nhận định.

Ngoài ra, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại còn khá chênh lệch, một số ngân hàng có nợ xấu cao, chưa giải quyết được. Lãi suất huy động chênh lệch giữa các ngân hàng còn lớn, khoảng 2%.

Nếu giảm được lãi suất thì chỉ có cách hạ lãi suất huy động, nhưng có hạ được không còn phụ thuộc vào việc có làm thay đổi nguồn huy động của ngân hàng hay không, và liệu người dân có chuyển kênh đầu tư.

“Chúng ta cần phải cải thiện thanh khoản ngân hàng, đây là một vấn đề rất khó”, ông Ngoạn nêu ý kiến.

Vẫn còn có bất trắc khi dự trữ ngoại hối chưa phải quá dồi dào

Đối với Nghị quyết tháng 2, ông Trần Du Lịch cho hay, Chính phủ cần tập trung vào môi trường pháp lý minh bạch, ổn định chứ không phải giảm lãi suất hay hạn chế biến động của tỷ giá. Năm 2018, doanh nghiệp an tâm vì không có biến động tỷ giá, điều cần thiết là Chính phủ cần tạo môi trường pháp lý yên ổn.

Thống nhất quan điểm năm 2018 tỷ giá không biến động của TS Trần Du Lịch, song ông Ngoạn cho rằng cần lưu ý yếu tố đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán, nếu thị trường này có biến động sẽ gây sức ép lớn cho thị trường ngoại hối, nên vẫn còn có bất trắc nhất là khi dự trữ ngoại hối chưa phải quá dồi dào, an toàn. Tăng dự trữ ngoại hối vấn là yêu cầu đặt ra để tăng khả năng chống đỡ, ông Ngoạn nhận định.

Minh Anh