|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ông Trần Bắc Hà và những tội danh còn 'dang dở'

14:43 | 18/07/2019
Chia sẻ
Qua đời ở tuổi 63 khi đang trong quá trình tạm giam chờ điều tra xét xử các vụ án liên quan đến Ngân hàng BIDV, chưa có tội danh nào được kết luận đối với ông Trần Bắc Hà.

Bacha2_Opt

Ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT BIDV (Ảnh: laodong.vn)

Ông Trần Bắc Hà (sinh năm 1956 - mất năm 2019) đã có 35 năm gắn bó với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ngay từ những ngày đầu tốt nghiệp khi mới 25 tuổi.

Sau 10 năm, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định và 8 năm sau đó đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc của BIDV (năm 1999). Năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc BIDV.

Ở tuổi 52, ông Trần Bắc Hà được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng BIDV sau khi hết nhiệm kì 5 năm ở vị trí Tổng Giám đốc và giữ vị trí "ghế nóng" này cho đến lúc về hưu vào năm 2016.

Khai trừ khỏi Đảng về vi phạm "rất nghiêm trọng"

Hai năm sau khi về hưu, vào tháng 6/2018, ông Hà bị kỉ luật, khai trừ ra khỏi Đảng do có nhiều vi phạm được Ủy ban Kiểm tra trung ương xác định "rất nghiêm trọng".

Trong đó có việc ông Hà phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỉ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh những vi phạm của ông Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội đến mức phải xem xét, xử lí kỉ luật.

Bị đề nghị kiểm điểm và xử phạt hành chính trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 1

Vào đầu năm 2018, trong quá trình xét xử vụ án Phạm Công Danh, ông Trần Bắc Hà đã được triệu tập với vai trò là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vừa là người làm chứng, tuy nhiên ông đều không có mặt tại phiên toà với lí do điều trị bệnh ung thư gan tại bệnh viện. 

Cơ quan điều tra xác định ông Trần Bắc Hà (nguyên chủ tịch HĐQT, trưởng phân ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV) đã kí 12 báo cáo tổng hợp ý kiến của các thành viên ban này đồng ý vào chủ trương cho 12 công ty vay vốn với số tiền tối đa 4.700 tỉ đồng.

Kết quả điều tra cho thấy chưa đủ căn cứ xác định vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh và không gây thiệt hại cho BIDV nên ông Bắc Hà chỉ bị đề nghị kiểm điểm và xử phạt hành chính.

Ông Trần Bắc Hà chính thức bị bắt

Tháng 7/2018, thông tin ông Bắc Hà bị bệnh rất nặng, không thể đi lại được đưa lên nhiều trên báo chí. 

4 tháng sau đó, ông Trần Bắc Hà chính thức bị bắt vì có liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).

Việc ra quyết định tố tụng với ông Trần Bắc Hà nằm trong tiến trình điều tra bổ sung giai đoạn hai của đại án Phạm Công Danh. Vụ việc lần này có liên quan trực tiếp tới một dự án chăn nuôi thất bại có qui mô vốn hàng 4.500 tỉ đồng trên địa bàn Hà Tĩnh. 

Cùng bị bắt với ông là các cá nhân gồm ông Trần Lục Lang (nguyên Phó Tổng Giám đốc), Kiều Đình Hòa (nguyên Giám đốc BIDV Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (nguyên Trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh).

Cuối phiên giao dịch ngày ông Hà bị bắt, cổ phiếu của ngân hàng BIDV giảm mạnh 300 đồng/cp, tương đương tỉ lệ giảm gần 1%, vốn hoá bốc hơi hơn 1.000 tỉ đồng. Tuy nhiên ngay sau đó lại có phiên tăng kịch trần.

Nhiều tài sản của ông Trần Bắc Hà và gia đình bị phong toả để phục vụ cho quá trình điều tra ngay sau đó.

Trong quá trình điều tra, cơ quan công an quyết định khởi tố bổ sung thêm một tội danh liên quan đến hành vi sai phạm trong việc phê duyệt cấp tín dụng cho Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng đối với ông Hà.

Cùng bị khởi tố với ông Hà ở tội danh này là ông Đoàn Ánh Sáng nguyên là Phó Tổng Giám đốc BIDV cùng 4 cán bộ, lãnh đạo tại ngân hàng BIDV.

Con trai ông Trần Bắc Hà bị bắt

Cuối tháng 3/2019, Bộ công an đã công bố thông tin về việc bắt bổ sung 4 cá nhân liên quan đến vụ án xảy ra tại BIDV, trong đó có ông Trần Duy Tùng là con trai của ông Trần Bắc Hà. 

Ông Tùng bị khởi tố do liên quan đến các sai phạm tại dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (tỉnh Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư.

Tội danh được nhắc đến trong lệnh bắt là "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng BIDV và Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà". 

Trước khi bị khởi tố, tạm giam do liên quan đến những sai phạm tại dự án chăn nuôi bò của Công ty Bình Hà, ông Trần Duy Tùng từng là Tổng Giám đốc Souk Houng Hueng – công ty sở hữu 10% vốn điều lệ tại LaoVietBank (ngân hàng lớn thứ tư tại Lào do BIDV sáng lập).

Đến thời điểm hiện tại, ông Trần Bắc Hà đã được tạm giam trong 7 tháng và các vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra. Chưa có tội danh được kết luận cho ông trong các vụ án này.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trúc Minh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.