|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ông Tập tìm cách vượt mặt ông Biden bằng thỏa thuận đầu tư đột phá với EU

13:31 | 21/12/2020
Chia sẻ
Trung Quốc và EU đang chạy đua để đạt được một hiệp định thương mại trong những ngày cuối cùng của năm 2020. Các nhà đàm phán từ Brussels và Bắc Kinh đã đạt được bước tiến lớn trong việc tiếp cận thị trường của nhau.
Ông Tập tìm cách vượt mặt ông Biden bằng thỏa thuận đầu tư đột phá với EU - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Dreamstime).

Tuần vừa rồi, các nhà đàm phán Trung Quốc đã gây bất ngờ cho đối tác Liên minh châu Âu (EU) với sự nhượng bộ quan trọng về tiếp cận thị trường, có thể cho phép hai bên đạt được thỏa thuận đầu tư lịch sử vào cuối năm.

Dù các quan chức EU chưa tiết lộ chi tiết, một nhà ngoại giao cấp cao cho biết đề xuất mới vượt xa bất cứ điều gì mà Bắc Kinh cung cấp cho các đối tác nước ngoài trước đây về mức độ tiếp cận thị trường, pháp lý và các đảm bảo khác.

Giới quan chức EU không ngây thơ về thời điểm lịch sử hoặc ý nghĩa chính trị của thỏa thuận. Nó xảy ra ngay sau khi người Mỹ bầu ông Biden vào đầu tháng 11 và vị Tổng thống đắc cử đã cam kết tập hợp đồng minh nhằm chống lại các hành vi kinh doanh không công bằng của Trung Quốc.

Tại Brussels, việc Bắc Kinh vội vàng muốn chốt thỏa thuận đầu tư diễn ra sau khi Ủy ban châu Âu đề xuất với ông Biden vào ngày 2/12 về "chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương mới cho sự thay đổi toàn cầu". Thực chất, đề xuất này thể hiện tham vọng tập hợp châu Âu và Mỹ thành liên minh toàn cầu dựa trên các giá trị và lịch sử chung.

Các quan chức EU mà CNBC liên lạc cho biết họ bị giằng xé giữa cơ hội giành được một trong những thỏa thuận đầu tư tuyệt vời nhất từ trước đến nay với Trung Quốc và mong muốn chớp lấy những ngày đầu của chính quyền Biden nhằm cải thiện đáng kể mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Thông điệp ngầm Chủ tịch Tập Cận Bình muốn gửi tới ông Biden là "Thời gian không chờ đợi một ai".

Ông Tập không đứng yên chờ đợi trong lúc ông Biden tập hợp đội ngũ, kêu gọi đồng minh và thực thi chiến lược đối phó với Trung Quốc về thương mại và đầu tư. Trái lại, ông đang hành động nhanh chóng để đạt được khả năng tự cung cấp cao hơn trong việc phát triển các công nghệ quan trọng, đặc biệt là chất bán dẫn.

Rõ ràng là ông Tập coi năm 2021, kỷ niệm một trăm năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc là năm quan trọng nhất kể từ khi ông lên nắm quyền. Ông cho rằng thập kỷ tiếp theo sẽ mang tính quyết định.

Cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd, Chủ tịch Viện Chính sách Xã hội Châu Á cũng coi 10 năm tiếp theo là "thập kỷ tạo nên hoặc đột phá cho tương lai của sức mạnh Trung Quốc và Mỹ."

Trung Quốc không thể bị xem thường

Nhìn theo hướng tích cực nhất về thỏa thuận với EU thì ông Tập đang hy vọng sẽ thúc đẩy chính quyền Biden xem xét các thỏa thuận tương tự. Mục tiêu mà Trung Quốc mong muốn từ lâu trước khi mối quan hệ hai bên ngày càng xấu đi trong chính quyền Trump là đạt được Hiệp ước Đầu tư Song phương (BIT) với Mỹ.

Còn theo cách tiêu cực hơn thì ông Tập đang trói tay chính quyền Biden rất lâu trước lễ nhậm chức 20/1 bằng cách "khóa chặt" đồng minh dân chủ thân cận nhất của Washington vào các thỏa thuận đầu tư và thương mại. 

Ông Tập không chỉ nhấn mạnh sức hấp dẫn của gần 1,4 tỷ người tiêu dùng ở Trung Quốc. Ông cũng tận dụng thành công đáng kể của nước này trong việc kiểm soát COVID-19. Trung Quốc được kỳ vọng là sẽ trở thành nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới đạt tăng trưởng dương trong năm nay, với tốc độ tăng trưởng ở mức hai chữ số vào năm tới.

Tin tức từ Brussels được thông báo sau khi 15 nước thành viên của ASEAN và các đối tác khu vực - bao gồm cả Trung Quốc - ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một trong những hiệp định thương mại tự do lớn nhất trong lịch sử. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cùng với các đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản tham gia một thỏa thuận như vậy.

Tuy quyết tâm phục hồi quan hệ với các đồng minh, Tổng thống đắc cử Biden đã nói rằng các thỏa thuận thương mại sẽ không phải là ưu tiên trong chính quyền ông.

Ông Biden sẽ mắc sai lầm nếu xem nhẹ các thách thức từ Trung Quốc. Một trong số chúng là những nghi ngờ về mô hình kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là khi ông Tập siết chặt sự kiểm soát về khu vực tư nhân, bao gồm việc hoãn cuộc IPO của Tập đoàn Ant. Đà hồi phục tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2020 chủ yếu được thúc đẩy bởi khu vực kinh tế nhà nước.

Ngày càng có dấu hiệu cho thấy nỗ lực quốc tế táo bạo nhất của ông Tập – Sáng kiến Vành đai và Con đường - đang gặp rắc rối. Các quan chức Trung Quốc đang lặng lẽ hạn chế tham vọng của họ dưới áp lực phải hoãn hoặc xóa nợ cho các nước nghèo hơn.

Ngoài ra, chưa rõ liệu những nỗ lực tự cung tự cấp của Trung Quốc có thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ hay không, đặc biệt là đối với chất bán dẫn. Tuần trước, chính quyền Trump đã gia tăng căng thẳng với Trung Quốc với việc đưa nhà sản xuất chip lớn nhất của nước này vào danh sách đen

Bất kể vấn đề mà ông Tập có thể gặp phải là gì, ông đã vượt qua năm 2020 mạnh mẽ hơn bất kỳ ai dự đoán khi COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán. Trong năm nhậm chức của Tổng thống đắc cử Biden, các hành động của ông Tập có thể sẽ là sự kiện đáng xem nhất.  

Giang

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.