|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Kinh tế trưởng SSI: Thị trường khó có phản ứng bất ngờ sau chính sách tăng lãi suất của Fed

10:53 | 05/05/2022
Chia sẻ
Theo vị chuyên gia này, thứ ảnh hưởng đến thị trường nhiều hơn không phải là những con số mà sự kiện tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế vì trong lịch sử Fed thường có những dự báo không chính xác về lạm phát. Nói cách khác là Fed chưa có những đánh giá về tác động của chính sách tăng lãi suất.

Thống kê mới nhất về dòng vốn nước ngoài cho thấy khối ngoại đã chấm dứt chuỗi bán ròng 8 tháng liên tiếp trên thị trường chứng khoán Việt Nam và mua ròng trở lại 4.200 tỷ đồng trong tháng 4. Như vậy nước ngoài mua ròng tháng đầu tiên trong năm 2022 đặc biệt trong bối cảnh họ bán ròng 18/21 tháng gần nhất. Tháng gần nhất trước đó khối ngoại mua ròng là tháng 7/2021 khi VN-Index cũng giảm mạnh 6,99%.

Đây là tín hiệu cho thấy dòng vốn ngoại đã trở lại sau nhiều tháng bán ròng liên tiếp. Câu hỏi đặt ra là điều này có ý nghĩa gì với thị trường và đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân?

 Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng của CTCP Chứng khoán SSI trong chương trình "Bí mật đồng tiền" của VTV Digital. Ảnh: BMĐT

Trong chương trình "Bí mật đồng tiền" của VTV Digital, ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng của CTCP Chứng khoán SSI nhận định việc nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh trong tháng 4 là một câu chuyện lâu rồi chúng ta mới thấy vì nhiều tháng trước họ vẫn bán ròng.

Tính chung cho cả năm 2020, 2021 khối ngoại đã bán ròng trên quy mô lớn. Sang đến năm 2022 chỉ có tháng 4 này họ mua ròng trong khi những tháng trước đó xu hướng bán ròng vẫn chiếm ưu thế.

Việc mua ròng đến nhiều từ phía các nhà đầu tư Thái Lan hoặc Đài Loan thông qua các ETFs hoặc thông qua các chứng chỉ lưu ký DR. Việc mua ròng trong thời điểm thị trường giảm điểm khá mạnh trong tháng 4 cũng là yếu tố tích cực nâng đỡ thị trường. Tuy nhiên cũng nên nhìn nhận rằng giao dịch của nhà đầu tư ngoại hiện chỉ chiếm khoảng 5 – 6% tổng giá trị giao dịch trong phiên, do đó tính lan tỏa sẽ không được nhiều như ngày xưa.

Việc Fed tăng lãi suất ảnh hưởng thế nào đến TTCK Việt Nam?

Liên quan đến việc nhiều nhà đầu tư bày tỏ lo ngại chứng khoán Việt Nam sẽ có gặp nhiều biến động khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.

Ông Phạm Lưu Hưng cho rằng việc Fed tăng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm đã được thị trường kỳ vọng từ trước và việc họ giảm quy mô bảng cân đối tài sản cũng không phải là chuyện mới. Thậm chí, trong bài phát biểu của Thống đốc Fed trước kỳ họp IMF đã đề cập tới những vấn đề này rồi nên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không xảy ra những phản ứng bất ngờ.

Nếu có bất ngờ thì chỉ khi mức tăng lãi suất sẽ mạnh hơn, ví dụ như thay vì tăng 50 điểm phần trăm sẽ tăng 75 điểm phần trăm (nhưng điều này đã không xảy ra).

"Thứ ảnh hưởng đến thị trường nhiều hơn không phải là những con số mà sự kiện tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế vì trong lịch sử Fed thường có những dự báo không chính xác về lạm phát. Nói cách khác là Fed chưa có những đánh giá về tác động của chính sách tăng lãi suất.

Nếu có những ảnh hưởng mạnh hơn, xấu hơn như suy thoái thì đây chính là vấn đề thị trường đang lo ngại. Con số GDP quý I của Mỹ tăng trưởng âm càng làm cho vấn đề căng thẳng hơn và nhà đầu tư đang nghĩ về những tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực vào thời điểm này”, ông Hưng nhấn mạnh.

Còn theo ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà sáng lập FinPeace, ngoài việc quan tâm đến sự kiến trên, các nhà đầu tư cũng nên để ý đến chính sách Zero COVID của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc có thể vươn lên trở thành nền kinh tế số 1 của thế giới. Thời điểm trước mọi người chỉ quan tâm đến việc Fed sẽ luân chuyển đồng tiền như thế nào. Tuy nhiên, thời gian tới chúng ta cần phải nhìn cân đối giữa hai bên vì ảnh hưởng đến kinh tế thế giới của Trung Quốc là rõ ràng, mặc dù các chỉ số của nước này đã được điều chỉnh để "bớt khỏe”.

Ông Tuấn Anh cũng cho rằng bản thân nội lực của kinh tế Việt Nam cũng đang tốt. Khi mà bão tố xảy ra trên thế giới, nếu chúng ta tự tin về một nền kinh tế đang có sức chống chịu tốt thì đây là cơ hội để Việt Nam vượt lên tương đối.

Hiện tại, xét trên bình diện thế giới thì thị trường chứng khoán châu Âu đang giảm mạnh, sau đó Mỹ cũng giảm nhưng đã bật lên, sàn Hong Kong cũng giảm sâu. Về mặt tương đối, thị trường Việt Nam vẫn đang có một vị trí tốt, kể cả VN-Index đã có nhiều phiên giảm sâu nhuốm màu đau thương nhưng vẫn đang nằm ở mức tốt.

“Mỗi một quốc gia sẽ có một đoạn đường đi khác nhau trong quá trình hồi phục. Ví dụ như Mỹ đã sớm mở cửa trở lại thì Việt Nam lại đang muộn hơn trong quá trình khởi động lại nền kinh tế. Cũng chính vì điều này nên lạm phát của Việt Nam vẫn đang ở ngưỡng ổn định và các gói kích thích kinh tế về mặt tài khóa vẫn còn để triển khai trong nửa cuối năm. Đây cũng là những lợi thế riêng của Việt Nam”, Kinh tế trưởng của Chứng khoán SSI cho biết thêm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.