|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ông Nguyễn Đức Hưởng: Đây là thời điểm thuận lợi nhất để khơi thông 'cục máu đông' nợ xấu

08:39 | 24/05/2017
Chia sẻ
Ông Nguyễn Đức Hưởng cho rằng hiện tại, khi thị trường bất động sản đang có xu hướng bắt đầu nóng trở lại sẽ là cơ hội thuận lợi nhất để có thể xử lý được phần lớn khoản nợ xấu còn tồn đọng, mà yếu là là bất động sản.
ong nguyen duc huong day la thoi diem thuan loi nhat de khoi thong cuc mau dong no xau
Ông Nguyễn Đức Hưởng: Đây là thời điểm thuận lợi nhất để khơi thông "cục máu đông" nợ xấu

Bên lề hội thảo " Xử lý nợ xấu - Từ góc độ chính sách và pháp luật" diễn ra vào chiều tối qua ngày 23/5 do Ngân hàng nhà nước phối hợp với báo Đại biểu nhân dân tổ chức, ông Nguyễn Đức Hưởng - Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank đã có cuộc trao đổi với phóng viên:

PV: Theo ông, đâu là vấn đề vướng mắc quan trọng nhất trong việc xử lý nợ xấu hiện nay?

- Vướng mắc lớn nhất hiện nay đó là hạn chế quyền chủ nợ của ngân hàng. Ngân hàng khi cho vay có thế chấp thì tài sản đều đã thực hiện công chứng đăng ký đấy đủ nhưng khi xử lý nợ thì lại không được xử lý một cách chủ động như ở nước ngoài.

Lúc đó, ngân hàng phải làm việc với toà án và kể cả toà án xử xong rồi thì nếu đơn vị thi hành án chưa thi hành ngay. Điều này làm kéo dài thời gian và biến ngân hàng trở thành người “hành khất”, chồng chất thêm chi phí.

Đây là tồn tại của toàn bộ nền kinh tế, do vậy nền kinh tế phải có nhưng cơ chế để khơi thông “cục máu đông” nợ xấu để có thể tăng trưởng kinh tế.

Thời gian xử lý một khoản nợ xấu nếu để tự xử lý có khi chỉ mất 3 tháng nhưng lại kéo dài thành 3 năm có khi không thu hồi được. Vốn tồn đọng đó chính là một phần vốn của người dân gửi tiết kiệm. Ngân hàng thu hồi vốn về để trả cho người gửi tiền và khơi thông vốn cho nền kinh tế. Nếu cứ duy trì tình hình nợ xấu này thì không thể tăng trưởng kinh tế được.

Ông cũng cho biết thêm:

- Hiện nay, Uỷ ban Kinh tế đưa ra việc xử lý nợ xấu chỉ tính từ 31/12/2016 trở về trước chứ không tính đến hết nhiệm kỳ. Cái này là bất cập. Và có nhiều quan điểm về Nghị quyết là nên ngắt quãng từ 31/12/2016 trở về trước, sau này thì không điều tiết.

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nền kinh tế và nợ xấu còn chuyển động theo chu kỳ: khi nền kinh tế tăng trưởng thì tỷ lệ nợ xấu giảm, khi suy thoái thì nợ xấu tăng. Tôi cho rằng cần Luật hoá vấn đề này chứ không là Nghị quyết theo nhiệm kỳ, nó là ngắt quãng, là “đẽo cày giữa đường”.

PV: Hiện có nhiều quan điểm trái chiều về việc áp dụng thu giữ tài sản của ngân hàng. Theo ông cơ chế này còn mắc ở điểm nào?

- Hiện nay, Ngân hàng không có quyền thu giữ tài sản để chủ động xử lý, phải phụ thuộc nhiều đơn vị pháp luật khác. Trong cuộc họp cũng có nhiều đại biểu cho rằng, nếu để ngân hàng tự thu giữ tài sản của người dân và khách hàng thì là “vi hiến”, vi phạm luật nhà ở, luật dân sự nhưng thực ra thì không phải.

Hiến pháp và Luật dân sự và nhà ở cho mỗi người một quyền, có quyền sở hữu, hưởng thụ và quyền thu giữ nhưng cũng có quyền đi thế chấp. Nếu không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với ngân hàng thì người mang tài sản đi thế chấp phải mất quyền.

Tương tự như mỗi cá nhân đều có quyền công dân nhưng mất quyền công dân là do chính bản thân người đó có những hành vi nhất định. Như vậy, Nghị quyết về xử lý nợ xấu không hề vi hiến.

PV: Nếu nghị quyết này được thông qua thì ông có dự tính về hiệu quả đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng mình hay không? Nếu được thì mất bao lâu về thời gian?

- Như tôi đã nêu thì trong 100% nợ xấu thì ngân hàng đã tự xử lý được khoảng 57%, còn 43% chưa xử lý được là do vướng mắc giữa người vay tiền và ngân hàng. Nếu có nghị quyết khơi thông trong đúng thời điểm này, trong lúc bất động sản đang có khởi động chu kỳ tăng giá thì tôi nghĩ nợ xấu sẽ được san phẳng từ 60% - 70%.

PV: Hiện nay thì tín dụng đang tăng khá cao, nhiều người lo ngại rằng tăng trưởng nóng sẽ khiến nợ xấu tiếp tục tăng. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Tín dụng tăng cao có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế bởi vì có cung thì mới có cầu. Có người có nhu cầu vốn thì ngân hàng mới cho vay, đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế hiện nay. Nếu cho rằng tăng trưởng nóng thì phải xác định rõ nóng ở lĩnh vực nào. Nếu bất động sản nhiều quá thì nó sẽ xảy ra những bong bóng nhất định.

Nhưng tôi nghĩ rằng bất động sản hiện nay khó mà có hiện tượng bong bóng như trước kia. Bởi vì hiện nay chúng ta đã có kinh nghiệm xử lý, đồng thời nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục. Do đó, kể cả khi lạm phát mà kiểm soát được để kích thích nền kinh tế còn tốt hơn để giảm phát.

Nền kinh tế Việt Nam hiện tại đang ở mức sàn nên theo tôi, mức tăng trưởng hiện tại chưa phải là nóng.

PV: Nhiều người cho rằng việc xây dựng nghị quyết là để thoát trách nhiệm pháp lý cho một số cá nhân để xảy ra nợ xấu. Ông có bình luận gì về việc này?

- Đúng là có nhiều đại biểu đang có suy nghĩ là ra nghị quyết này để ưu ái ngân hàng hoặc để chạy tội cho một số cán bộ cho vay để nợ xấu không. Thì vấn đề hoàn toàn không phải. Bởi vì xử lý nợ xấu không phải chỉ riêng cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế. NHNN cũng chỉ đạo rất khắt khe, nếu xử lý nợ xấu đến đâu, phát hiện ra sai trái thì xử lý nghiêm minh theo pháp luật

PV: Có đại biểu cho rằng quãng thời gian chuẩn bị dự thảo là rất gấp, do vậy có nhiều điểm chưa được hoàn thiện, ông có quan điểm gì về điều này?

- Tôi nghĩ rằng nghị quyết này là quá muộn vì nợ xấu đã được xử lý tới 6 – 7 năm nay rồi. Đáng lẽ nghị quyết này phải ra sớm nữa. Nhưng muộn còn hơn không, giai đoạn này ra nghị quyết là rất gấp nhưng thuận lợi vì nợ xấu đa số là bất động sản bị đóng băng do giá bị hạ. Nhưng hiện tại bất động sản đang phá băng dần và tăng giá, nghị quyết ra đúng lúc này sẽ khơi thông nguồn vốn để tăng trưởng kinh tế.

PV: Cảm ơn ông về những chia sẻ!

ong nguyen duc huong day la thoi diem thuan loi nhat de khoi thong cuc mau dong no xau Xử lý nợ xấu: Quyền thu giữ tài sản có xâm phạm quyền sở hữu TSBĐ hay không?

Ông Trương Thanh Đức khẳng định việc áp dụng quyền thu giữ TSBĐ của TCTD hoàn toàn không xâm phạm đến quyền sở hữu của ...

ong nguyen duc huong day la thoi diem thuan loi nhat de khoi thong cuc mau dong no xau Bốn điểm mới trong Nghị quyết xử lý nợ xấu liệu có gây thất vọng?

Nhiều điểm mới trong Nghị quyết xử lý nợ xấu được trình Quốc hội được cho là còn bất hợp lý và chưa phù hợp ...

ong nguyen duc huong day la thoi diem thuan loi nhat de khoi thong cuc mau dong no xau Nguyên nhân cốt lõi dẫn tới nợ xấu là gì?

Theo 2 vị Chủ tịch của ngân hàng Vietcombank và Vietinbank, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng nợ xấu phát sinh chính là ...

ong nguyen duc huong day la thoi diem thuan loi nhat de khoi thong cuc mau dong no xau Hạn chế quyền thu giữ TSBĐ là vướng mắc lớn nhất trong việc xử lý nợ xấu

Bất cập về quy định của pháp luật đã không đảm bảo quyền chủ nợ của TCTD và VAMC trong việc thu giữ tài sản ...

Trúc Minh