|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bốn điểm mới trong Nghị quyết xử lý nợ xấu liệu có gây thất vọng?

22:58 | 23/05/2017
Chia sẻ
Nhiều điểm mới trong Nghị quyết xử lý nợ xấu được trình Quốc hội được cho là còn bất hợp lý và chưa phù hợp với nhu cầu xử lý nợ xấu hiện nay của hệ thống các TCTD. Đó là việc giới hạn khoản nợ xấu xử lý và đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ.
bon diem moi trong nghi quyet xu ly no xau lieu co gay that vong
Bốn điểm mới trong Nghị quyết xử lý nợ xấu liệu có gây thất vọng?

Bốn điểm mới trong Nghị quyết xử lý nợ xấu

Trong Hội thảo về Xử lý nợ xấu nhìn từ góc độ chính sách và pháp luật, Ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc Hội cho biết bốn điểm mới của Nghị quyết xử lý nợ xấu đang trình Quốc hội bao gồm:

Thứ nhất, Nghị quyết có điểm bắt đầu và kết thúc. Theo đó, việc đề ra và xử lý nợ xấu sẽ được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, tránh tạo tâm lý ỷ lại cho các bên có liên quan.

Thứ hai, không phân biệt đối xử theo thành phần sở hữu của các TCTD. Nghị quyết sẽ được áp dụng đồng bộ đối với tất cả các TCTD hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt là ngân hàng quốc doanh, cổ phần hay có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, giới hạn thời gian xử lý nợ xấu. Theo đó, giới hạn các khoản nợ xấu được đưa ra xử lý tất cả các khoản nợ phát sinh trước ngày 31/12/2016.

Thứ tư, quy trình xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) không trái Hiến pháp, không xung đột với Luật khác. Đối với TSBĐ mà chủ tài sản đồng ý giao lại TCTD thì việc thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế hai bên. Nếu chủ tài sản không đồng ý sẽ xử lý tại Toà án theo quy trình rút gọn, mọi chi phí phát sinh sẽ do chính họ chi trả.

Ông cũng nêu rõ quan điểm của Quốc hội trong việc ban hành Nghị quyết về xử lý nợ xấu lần này là: không sử dụng ngân sách nhà nước; không thực hiện trái với Hiến pháp (2013); có hiệu lưc thi hành ngay chứ không cần phải sau 6 tháng đăng công báo; áp dụng nguyên tắc thị trường trong việc xử lý tài sản và không loại trừ trách nhiệm của cá nhân vi phạm tạo ra nợ xấu.

Tuy nhiên, những quan điểm đưa ra trên đây vẫn đang còn nhiều tranh cãi xung quanh hai vấn đề chính là việc giới hạn thời gian phát sinh của khoản nợ và quyền lợi của chủ nợ.

Hai vấn đề nóng vẫn chưa được giải quyết

Ông Đoàn Thái Sơn - Vụ Trưởng Vụ pháp chế NHNN - cho rằng việc giới hạn khối lượng xử lý nợ chỉ đến 31/12/2016 là bất hợp lý. Điều này làm cho khối lượng nợ xấu xử lý bị hạn chế và tạo ra cơ chế không đồng bộ trong việc xử lý các khoản nợ phát sinh trước và sau thời gian Nghị quyết ban hành.

bon diem moi trong nghi quyet xu ly no xau lieu co gay that vong
Ông Nguyễn Đức Hưởng - nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng LienVietPostBank

Ông Nguyễn Đức Hưởng - nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng LienVietPostBank nhận định trong bốn điểm mới ông Kiên đưa ra có hai điểm còn gây thất vọng. Đó là việc giới hạn thời gian xử lý nợ và chia quy trình xử lý nợ làm hai bước.

Theo ông Hưởng: "Còn sản xuất hàng hoá, kinh tế còn phát triển, đồ thị chu kỳ phát triển kinh tế là lăng kính phản ánh nợ xấu. Điều này có nghĩa là nợ xấu sẽ không ngừng phát sinh trong khi Nghị quyết là tạm thời sẽ không xuyên suốt". Như vậy muốn thực sử xử lý được nợ xấu, cần phải sửa đổi Luật để có thể áp dụng trong một khoản thời gian dài về sau, tháo gỡ triệt để tận gốc của vấn đề.

Đối với hai trường hợp trong xử lý nợ xấu, ông cho rằng nếu quy định có trường hợp "Nếu chủ TSBĐ không đồng thuận thì trình ra toà án để xử lý theo hồ sơ rút gọn" thì không khác gì so với trước đây. Đứng trên góc độ người mang nợ xấu thì chắc chắn sẽ chọn phương án này. Ngân hàng đã đứng để cho vay nhưng lại quỳ để thu nợ.

Ông Hưởng nhấn mạnh: "Nợ xấu không phải tội đồ của ngân hàng. Đòi nợ xấu không phải đòi cho riêng ngân hàng mà là ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế. Đừng nhìn về mặt phiến diện mà cho rằng việc đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ là ưu ái cho ngân hàng".

bon diem moi trong nghi quyet xu ly no xau lieu co gay that vong Nguyên nhân cốt lõi dẫn tới nợ xấu là gì?

Theo 2 vị Chủ tịch của ngân hàng Vietcombank và Vietinbank, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng nợ xấu phát sinh chính là ...

bon diem moi trong nghi quyet xu ly no xau lieu co gay that vong Hạn chế quyền thu giữ TSBĐ là vướng mắc lớn nhất trong việc xử lý nợ xấu

Bất cập về quy định của pháp luật đã không đảm bảo quyền chủ nợ của TCTD và VAMC trong việc thu giữ tài sản ...

bon diem moi trong nghi quyet xu ly no xau lieu co gay that vong Băn khoăn về sự gấp gáp của nghị quyết xử lý nợ xấu

"Có dư luận cho rằng nghị quyết này có thể giúp một số người thoát khỏi trách nhiệm trong những sai phạm vừa rồi, khiến ...

Diệp Bình