|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ông Nguyễn Đăng Quang rời top tỷ phú USD của Forbes

12:55 | 16/01/2024
Chia sẻ
Những biến động của cổ phiếu mã MSN đã ảnh hưởng lên tài sản của ông chủ Masan Group.

Tính đến hết ngày 15/1, danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes chỉ còn ghi nhận 5 cá nhân gồm: Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng; bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch Vietjet Air; ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hoà Phát; ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Trường Hải Thaco; ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Techcombank.

Trong khi đó ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group, tiếp tục rời danh sách này so với cập nhật đầu năm nay.

Tháng 10/2023, ông Quang từng rời danh sách tỷ phú Forbes, sau đó được thêm lại vào ngày 3/1/2024 với mức tài sản 1 tỷ USD.

Trước đó trong giai đoạn từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2020, ông Nguyễn Đăng Quang cũng không được Forbes công nhận tỷ phú khi sở hữu khối tài sản dưới 1 tỷ USD.

Ông Quang lần đầu xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes vào năm 2019. Khối tài sản ròng của ông từng được Forbes ghi nhận mức cao nhất ở mốc 1,9 tỷ USD trong năm 2022.

Đa phần giá trị tài sản Chủ tịch Masan Group được tính dựa trên số cổ phiếu MSN mà ông và gia đình sở hữu. Theo thống kê, ông Nguyễn Đăng Quang nắm giữ gần 45% cổ phần Masan Group thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương.

Vợ ông là bà Nguyễn Hoàng Yến cũng giữ hơn 42 triệu cổ phiếu Masan Group.

Do đó, những biến động của cổ phiếu mã MSN đã ảnh hưởng lên tài sản của ông chủ Masan Group. 

 Cổ phiếu MSN có chuỗi giảm liên tiếp từ ngày 4/1 tới 12/1, chạm tới mứ 64.800 đồng/cp. (Nguồn: TradingView).

Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, tốt nghiệp Tiến sĩ Vật lý hạt nhân tại Viện Hàn lâm khoa học Belarus. Ông bắt đầu hành trình kinh doanh từ bán mì gói cho người Việt ở nước ngoài. 

Năm 2002, ông Quang về nước và phát triển các sản phẩm như nước tương Chinsu, tương ớt Chinsu, nước mắm Nam Ngư, mì Omachi, xúc xích Ponnie, cà phê Vinacafe...

Ngoài Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang cũng đang nắm giữ 9,4 triệu cổ phiếu TCB của Ngân hàng Techcombank.

Thuỳ Trang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.