|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Ông Bolat Duisenov : Năm 2023, Coteccons có nhiều động lực để tự tin và lạc quan hơn dù hiểu rõ thị trường vẫn đầy thách thức

17:40 | 24/04/2023
Chia sẻ
CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) vừa công bố báo cáo thường niên 2023, trong đó có thông điệp của Chủ tịch Bolat Duisenov gửi tới cổ đông. Ông cho rằng, “Coteccons đang thay đổi, mới hơn và mạnh hơn mỗi ngày”.

Coteccons không ngại cạnh tranh”

Cụ thể, công ty đã quyết tâm xây dựng lại sự bình ổn từ bên trong sau nhiều xáo trộn lớn trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2021. Trong suốt thời gian đó, Coteccons đã kiên định nỗ lực với công cuộc tái cấu trúc và đã đạt được sự ổn định nhất định.

Sang năm 2022, Coteccons tiến đến giai đoạn đổi mới, để phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai. Do đó, nguồn nhân lực phải đạt đến phẩm chất và năng lực mới. “Đây là lúc cần phải dùng tiêu chí quan trọng nhất là tính phù hợp, chứ không còn là người mới hay người cũ. Công ty phải có con người đúng, nhân tài đúng và trao cho họ cơ hội”, vị chủ tịch nêu quan điểm.

 Ông Bolat Duisenov. (Ảnh: Coteccons).

Theo ông Bolat Duisenov, một trong những thành quả đáng tự hào nhất trong năm 2022 của công ty là sự trưởng thành của đội ngũ nhân sự. "Tôi cũng thường được hỏi về cảm xúc khi Coteccons đã giành lại vị trí dẫn đầu ngành xây dựng Việt Nam về mặt doanh số. Đó là một kết quả thực sự tốt. Chúng tôi không sợ bị so sánh và không ngại cạnh tranh vì dù muốn hay không, một doanh nghiệp vẫn phải đón nhận điều đó.

Song, tôi cũng thường tự hỏi liệu doanh số và lợi nhuận trong ngắn hạn có nên là cơ sở tiên quyết để xác định đơn vị dẫn đầu? Hoặc vài lát cắt đẹp trên báo chí là điều quan trọng nhất với một doanh nghiệp", Chủ tịch Coteccons bày tỏ.

Theo ông Bolat Duisenov, sang năm 2023, công ty có nhiều động lực để tự tin và lạc quan hơn dù hiểu rõ thị trường vẫn đầy thách thức. Vì thế, Chủ tịch Coteccons cho rằng: “Chúng ta có ít nhất hai lựa chọn, hoặc là ngồi đợi hoàn cảnh thay đổi bắt buộc chúng ta phải thay đổi hoặc chủ động xây dựng kế hoạch thay đổi cho mình. Những người mạnh mẽ và những doanh nghiệp bền vững luôn lựa chọn sự chủ động”.

Trích lập dự phòng năm 2023 dự kiến giảm 2,3 lần

Trong cuộc gặp gỡ với Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vào ngày 6/4, Coteccons cho biết trong năm nay, khoản này dự kiến giảm 2,3 lần so với năm 2022 dù ngành bất động sản đang rất khó khăn.

Theo Giám đốc Quản trị rủi ro (CRO) của công ty, trong giai đoạn 2020-2022, Coteccons tập trung trích lập dự phòng cho 16 dự án, vận hành theo mô hình kiểu cũ, được xây dựng từ giai đoạn 2017-2019. Trong giai đoạn này, ban quản trị thời đó đã không trích lập dự phòng cho 16 dự án này, dù một số dự án đã phát sinh nhiều vấn đề trong công nợ phải thu.

Tính đến hết năm 2022, Coteccons đã xử lý gần như toàn bộ công nợ của 16 dự án. Do đó kể từ năm 2023 trở đi, công ty dự kiến chi phí trích lập dự phòng sẽ giảm so với giai đoạn 2020 - 2022. 

Coteccons dự kiến trích lập dự phòng trong năm nay giảm 2,3 lần so với cùng kỳ. (Ảnh:Coteccons).

Tại buổi gặp gỡ, Coteccons đã chia sẻ về những khó khăn gặp phải trong ba tháng đầu năm nay khi nhiều chủ đầu tư gặp khó về dòng tiền. Vì thế, công ty chỉ tập trung xây dựng cho các khách hàng lớn, có sức khỏe hoạt động tốt.  

Đồng thời, Coteccons chủ động trao đổi với chủ đầu tư, và thu hồi công nợ theo tiến độ thực tế, tránh phát sinh công nợ giữa hai bên. Tách biệt giá trị hợp đồng việc làm có thể làm và có thể ghi nhận doanh thu của một dự án với một tiến độ thực tế vào tổng khối lượng việc làm thay vì ghi nhận toàn bộ giá trị hợp đồng của một dự án như trước đây. Trong quá trình xây dựng và làm việc với chủ đầu tư nếu nhận thấy rủi ro đáng kể thì Coteccons ngay lập tức đưa ra những hành động dứt khoát như dừng thi công nhằm tránh việc phát sinh công nợ.

Coteccons nhận định, trong bối cảnh ngành bất động sản còn nhiều khó khăn, công ty sẽ thực hiện đa dạng hóa lĩnh vực thi công hay tập trung các dự án quy mô lớn để đạt được hiệu quả thay vì tập trung vào số lượng.

Cụ thể, từ cuối năm 2022, doanh nghiệp đã dịch chuyển sang xây dựng nhà máy công nghiệp, các dự án hạ tầng, hay tham gia vào những cái dự án phức tạp có tính chuyên biệt, ít cạnh tranh, yêu cầu phía nhà thầu có năng lực để triển khai. Điển hình là các dự án Lego, Dung Quất 2, Diamond Crown hay tới đây là các dự án cơ sở hạ tầng như Motro line và Long Thành.

Ngoài ra, công ty sẽ áp dụng mô hình quản lý mới tạo công trường nhằm giảm thiểu thời gian thi công; Xây dựng đội ngũ mạnh, môi trường làm việc hiệu quả; Theo đuổi nguyên tắc xây dựng bền vững theo xu hướng ESG… 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lâm Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.