Nông dân trồng cọ đối mặt với khủng hoảng sống còn vì rủi ro nguồn cung trong tương lai
Tuy nhiên giá cọ đã giảm một nửa đối với các hộ sản xuất nhỏ như của ông Incham. Chỉ riêng trong năm nay, giá đã giảm tới 30% do dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến nhu cầu và xóa sạch lợi nhuận của nhiều nông dân với diện tích đất trồng 40 ha trở xuống.
Để trụ lại trong ngành, các hộ sản xuất nhỏ tại Malaysia và quốc gia láng giềng Indonesia, hai nước đóng góp 85% sản lượng dầu cọ toàn cầu, đang thực hiện giảm chi phí, đặc biệt là đối với các loại phân bón đắt tiền và trồng lại các cây cũ.
Theo nhiều nông dân và chuyên gia, với việc các nhà nông nhỏ đóng góp 1/3 sản lượng, việc giảm này sẽ gây ra ảnh hưởng tới nguồn cung không chỉ trong năm 2020 mà cả trong năm sau nữa, khi nhu cầu về dầu trong mọi sản phẩm như sản xuất mì và son hồi phục một khi khủng khủng hoảng y tế được xoa dịu.
Ông Incham nói: “Doanh thu hiện tại chỉ đủ để trả lương cho công nhân. Những nông dân có quĩ đất khoảng 4 ha thậm chí không có đủ tiền để mua thức ăn".
Phân bón chiếm khoảng 30 - 50% chi phí của các hộ sản xuất nhỏ và bất kì sự giảm dinh dưỡng nào thường sẽ cho thấy hậu quả trong 6 tháng đến 1 năm sau đó.
Ông Incham cho biết năng suất tại đồn điền của ông có thể giảm 20 - 40% khi ông giảm một nửa lượng phân bón xuống còn 1,5 kg mỗi cây mỗi quý.
Với giá chùm trái cây tươi hiện ở mức khoảng 73,63 USD/tấn, Hiệp hội diesel sinh học Malaysia đã ước tính sản lượng dầu cọ trong năm 2020 sẽ giảm 10% xuống còn khoảng 18 triệu tấn. Họ vẫn chưa ước tính được nguồn cung của năm sau.
Ông Nageeb Wahab, Giám đốc điều hành Hiệp hội Dầu cọ Malaysia, cho biết: “Nhiều người đang phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng tín dụng và dòng tiền”.
Còn theo Gulat Manurung, Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Cây cọ Indonesia, tại quốc gia này, nông dân đang sử dụng liều lượng phân bón tối thiểu được khuyến nghị, có khả năng giảm sản lượng xuống còn 1,4 tấn/ha so với 1,5 tấn/ha như thông thường.
Tuy nhiên một số nông dân đang phải đối mặt với một tình huống tệ hơn.
Ông Yusro Fadli, một hộ sản xuất nhỏ ở Rokan Hulu, tỉnh Riau (Indonesia), cho biết giá trái cây tươi đã giảm xuống dưới 67,8 USD/tấn trong khu vực của mình.
Ông chia sẻ: “Bất kể có đại dịch hay không, nếu giá quả cọ tươi dưới ở mức 67,8 USD/tấn, chúng tôi sẽ không thể mua phân bón. Nông dân sẽ chọn mua gạo để ăn thay vì mua phân bón để củng cố sản xuất”.
"Chế độ sinh tồn"
Các công ty lớn tại Malaysia như Sime Darby Oils cũng đã cảnh báo về việc cắt chi phí "một cách đau đớn”, nhưng là giảm chi phí vận hành thay vì đầu vào sản xuất.
Việc người nông dân sử dụng nitơ, phốt phát và kali thấp hơn đã được thể hiện trong doanh số phân bón nói chung.
Doanh số bán hàng của nhà cung cấp hóa chất nông nghiệp Đức Behn Meyer AgriCare tại Malaysia từ tháng 1 đến tháng 4 đã giảm 30% so với cùng kì năm 2019. Giám đốc điều hành địa phương Teo Tee Seng dự kiến sẽ có thêm nhiều đơn hàng bị trong vài tuần tới.
Các hộ sản xuất nhỏ cũng đang trì hoãn trồng lại cây cũ. Nhu cầu về cây giống trong 4 tháng đầu năm đã giảm 29% so với năm 2019, theo dữ liệu của Ủy ban dầu cọ Malaysia.
Những người trồng trọt khác như ông Adzmi Hassan, Phó Chủ tịch Hiệp hội các tiểu nông Malaysia, đang sử dụng các khoản tiết kiệm của chính họ để tiếp tục trụ lại với ngành.
“Đối với tôi, mọi chuyện vẫn ổn miễn là tôi có thể trang trải chi phí của mình vì tôi có lương hưu của chính phủ để giúp tôi trụ lại. Tôi đã tiêu tiền của mình để giữ cho lòng cây cọ tiếp tục phát triển và hi vọng giá cọ sẽ tăng trong năm tới”, ông nói.