|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nikkei: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Mỹ gia nhập CPTPP

10:56 | 27/03/2018
Chia sẻ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn mở rộng CPTPP, tiền thân là TPP, bằng cách thu hút thêm Mỹ và các quốc gia khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đẩy lùi làn sóng bảo hộ thương mại.
nikkei thu tuong nguyen xuan phuc mong muon my gia nhap cptpp Phó Thủ tướng Thái Lan kêu gọi gia nhập CPTPP và RCEP
nikkei thu tuong nguyen xuan phuc mong muon my gia nhap cptpp Mỹ sẽ xem xét gia nhập Hiệp định CPTPP trong thời gian tới

Nước Mỹ tham gia là “vì lợi ích của tất cả các nền kinh tế thành viên”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong cuộc phỏng vấn với NikkeiFinancial Times vào ngày 26/3. Thủ tướng cũng cho rằng, đó sẽ là sức bật rất lớn cho tăng trưởng “trong khu vực này và cả thế giới”.

nikkei thu tuong nguyen xuan phuc mong muon my gia nhap cptpp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nguồn: Takaki Kashiwabara/Nikkei Asian Review.

Dù là thành viên đi đầu trong đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dưới thời Tổng thống Barack Obama nhưng Mỹ đã rút khỏi hiệp định này khi ông Donald Trump đắc cử. 11 quốc gia thành viên còn lại vừa ký kết phiên bản mới của TPP mang tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vào ngày 8/3 vừa qua. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thành tựu này có sự đóng góp không nhỏ của quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản.

Thậm chí “khi không có Mỹ, Hiệp định CPTPP sẽ vẫn tiến lên và mang đến nhiều lợi ích cho tất cả các nền kinh tế thành viên”, Thủ tướng cho biết. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn hy vọng Mỹ có thể tái gia nhập hiệp định thương mại tự do này sau khi Tổng thống Donald Trump hồi cuối tháng 1 cho biết, ông có thể “cân nhắc đàm phán” với các thành viên TPP còn lại. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam hiện đang tham gia 16 hiệp định thương mại tự do, gồm các hiệp định vẫn đang trong quá trình đàm phán. Theo Thủ tướng, các hiệp định này đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam và đây là lời cảnh báo đối với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và nguy cơ chiến tranh thương mại.

Thủ tướng Việt Nam cũng nhắc đến nỗ lực tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà ông xem là ưu tiên hàng đầu để duy trì tăng trưởng. Mục tiêu đặt ra là các doanh nghiệp này “đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp vào năm 2030”, Thủ tướng cho biết.

Trong năm 2017, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng GDP 6,81%, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Thủ tướng cho biết, con số này có thể tăng lên 7% trong năm nay nhờ “các động lực tăng trưởng mới” trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và chi tiêu tiêu dùng.

Đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu có hơn 1 triệu doanh nghiệp tư nhân và tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực này vào GDP lên 50% từ mức 43% hiện nay.

Trường Giang