Dù giá đất niêm yết cao nhất ở những tuyến phố trung tâm Hà Nội là gần 188 triệu đồng/m2, tuy nhiên, theo khảo sát tại những tuyến phố có vị trí đắc địa lại được rao bán cao gấp nhiều lần, thậm chí có nơi lên đến cả tỉ đồng/m2.
Theo bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024 thì quận Hoàn Kiếm có giá đất cao nhất là gần 188 triệu đồng/m2; giá đất thấp nhất thuộc quận Hà Đông, hơn 4,5 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, mức giá đất giao dịch thực tế tại các tuyến phố trung tâm của Hà Nội lại cao gấp cả chục lần, mức phổ biến dao động từ 500-800 triệu/m2, thậm chí có nơi kỷ lục lên đến 1 tỷ đồng/m2.
Theo khảo sát thực tế, giá nhà đất mặt đường ở phố Lê Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có mức giá trung bình cao nhất, phổ biến ở mức 1,1 tỷ đồng/m2.
Theo khảo sát thực tế, giá nhà đất mặt đường ở phố Lê Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có mức giá trung bình cao nhất, phổ biến ở mức 1,1 tỷ đồng/m2.
Ngay cạnh Lê Thái Tổ là phố Bảo Khánh, ở đây một mét vuông đất trên phố hiện có giá gần 1 tỷ đồng, nơi tập trung nhiều khách sạn, nhà hàng sầm uất phục vụ khách quốc tế.
Phố Hàng Đào (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán với các mặt hàng quần áo, giày dép... Giá thuê ở đây đã lên đến 180-220 triệu đồng/tháng.
Tại các tuyến đường thuộc khu phố cổ, đặc biệt với vị trí gần Hồ Gươm, giao thông qua lại nhiều sẽ có giá đất cao, không dưới nửa tỷ đồng/m2.
Như vậy, nhà đất của nhiều tuyến phố trung tâm của Hà Nội ngang ngửa với nhiều nơi trên thế giới nếu đem ra so sánh.
Giá đất tại Hàng Khay khoảng 700-800 triệu đồng/m2.
Hàng Trống, Hàng Hành là hai phố có giá đất mặt tiền ngang ngửa nhau và cùng dẫn đầu của Thủ đô. Giá thương lượng cao nhất ghi nhận được trong hơn 10 tháng qua lên đến 1,25 tỷ đồng mỗi m2. Giá đất trung bình khoảng 750 triệu đồng/m2.
Các tuyến phố như Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Bà Triệu... là những tuyến phố có mật độ lưu thông lớn có giá cũng không hề rẻ.
Các tuyến phố trên đều tập trung các cơ quan ban ngành cũng như là trung tâm của các giao dịch kinh tế lớn ở Hà Nội.
Hồi cuối năm 2010, để giải tỏa được khu đất vàng số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm) cho dự án xây dựng trung tâm thương mại, chủ đầu tư đã phải chấp nhận đền bù với giá 900 triệu đồng/m2 bởi mức giá đền bù mà chủ đầu tư đưa ra 500 triệu đồng/m2 không được người dân chấp nhận.
Duy Phạm - Ninh Phan
Link bài gốc
https://www.tienphong.vn/dia-oc/nhung-tuyen-pho-dat-do-co-gia-dat-ca-ty-dongm2-o-ha-noi-1523077.tpo