Những khoản nợ 'ngầm' từ Trung Quốc có thể mang lại rủi ro cho các nước đang phát triển
Một công trường xây dựng bởi một công ty Trung Quốc ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: CNBC).
Chỉ một nửa nợ vay từ Trung Quốc được báo cáo với IMF
CNBC đưa tin việc cho vay của Trung Quốc đối với các quốc gia khác được cho là cao hơn số tiền được theo dõi chính thức do có nhiều khoản vay bị giấu kín. Và sự tăng trưởng của những khoản nợ có vấn đề có thể gây ra sự chậm lại xấu hơn dự báo trước đó, theo nhận định từ các chuyên gia.
Sự thiếu minh bạch thông tin cũng sẽ ảnh hưởng đến việc các nhà đầu tư xem xét trái phiếu do các quốc gia đó hoặc các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cân nhắc giúp đỡ các quốc gia này trả nợ, theo Giáo sư Carmen Reinhart của Đại học Harvard.
Phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Nomura ở Singapore vào cuối tháng trước, bà nói: "Vai trò chủ nợ của Trung Quốc tăng lên cũng đồng nghĩa với việc các khoản vay tiềm ẩn là rất lớn. Một số nước đã vay nợ của Trung Quốc nhưng không báo cáo với IMF và World Bank. Do đó, họ cho rằng các quốc gia này có mức nợ thấp hơn so với những gì thực sự có."
Theo bà Reinhart, điều đó sẽ cản trở IMF hoặc Ngân hàng Thế giới (World Bank) thực hiện công việc phân tích tính bền vững của nợ. Các tổ chức này thường phân tích gánh nặng nợ nần của các quốc gia và đưa ra các khuyến nghị về một chiến lược vay mượn nhằm hạn chế rủi ro.
Trong khi đó, đối với các nhà đầu tư, thông tin hạn chế mà họ gây trở ngại cho họ trong việc đưa ra quyết định đầu tư về trái phiếu do các quốc gia phát hành bởi vì họ không biết rõ số tiền thực sự những nước này nợ Trung Quốc là bao nhiêu. Điều đó có thể dẫn đến nhà đầu tư đánh giá thấp rủi ro cho vay tiền đối với các quốc gia đó thông qua trái phiếu.
Thống kê nợ chính thức được theo dõi bởi IMF và World Bank chỉ được khoảng một nửa các khoản mà Trung Quốc cho các nước khác vay. Kể từ năm 2011, đã có nhiều khoản vay của các nước từ Trung Quốc cần được cơ cấu lại hoặc đàm phán lại. Có thể kể đến những nước như: Sri Lanka, Ukraine, Venezuela, Ecuador, Bangladesh và Cuba.
Ông Malpass - Chủ tịch World Bank (Nguồn: World Bank)
Bà Reinhart đưa ra ví dụ về một khoản vay không rõ ràng của Trung Quốc đối với Venezuela, giá trị khoản vay được qui định theo số thùng dầu (theo một phát biểu của Chủ tịch World Bank Malpass, khi đó là Bộ Trưởng Tài Chính Mỹ). "Điều này có tác dụng che dấu số tiền chính xác mà Trung Quốc cho Venezuela vay và khoản mà người Venezuela dự kiến sẽ trả cho Trung Quốc trong tương lai", ông nói.
Nợ tiềm ẩn và những rủi ro khó lường
Cả IMF và World Bank đã kêu gọi minh bạch hơn về các khoản vay và điều khoản cho vay trong cuộc họp mùa xuân hàng năm vào tháng 4 năm nay.
Trả lời câu hỏi của CNBC, World Bank cho rằng tính minh bạch của các khoản nợ là rất quan trọng. "Người vay vốn cần dữ liệu tổng quát và kịp thời về nợ để đưa ra quyết định sáng suốt. Nó cũng cho phép những người cho vay quản lí rủi ro cho vay hiệu quả hơn, từ đó giảm chi phí cho vay đối với mọi người", theo World Bank.
Tổ chức quốc tế này cũng cho biết việc minh bạch thông tin cho phép công dân của các nước có niềm tin hơn vào Chính phủ nước họ.
Nói tóm lại, tính minh bạch của nợ là cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Vì vậy, khi các khoản nợ bị che giấu, thì đó là một vấn đề đối với tất cả mọi người, không chỉ riêng World Bank hay IMF.
"Nếu một quốc gia có khoản nợ tiềm ẩn đột nhiên được phát hiện, sự không trung thực có thể dẫn đến chi phí lãi vay cao hơn hoặc cắt tài trợ trong những trường hợp xấu nhất", World Bank cho biết.
Theo Kaho Yu, Chuyên gia phân tích châu Á tại Verisk Maplecroft, tình trạng nợ được báo cáo thấp hơn mức thực tế có thể là một vấn đề lớn. Mặc dù việc Trung Quốc cho vay có thể giúp các nước đang phát triển, nhưng việc không rõ ràng về nợ cuối cùng có thể kéo giảm tăng trưởng kinh tế các nước, ông nói với CNBC.
Ông Yu nói thêm Trung Quốc có thể đã bảo đảm với các nước đang phát triển rằng chi phí cho các khoản vay sẽ được chi trả bởi các dự án trong thời gian dài sau khi chúng đi vào hoạt động, nhưng không có sự đảm bảo nào được đưa ra.
Trung Quốc đã từng bị chỉ trích vì làm cho nhiều quốc gia mắc nợ thông qua sáng kiến "Vành đai và Con đường", một kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng voi ma mút để xây dựng đường sắt, đường bộ, đường biển và các tuyến đường khác kéo dài từ Trung Quốc đến Trung Á, Châu Phi và Châu Âu.