|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Những đợt phát hành đình đám, nay tiền đi về đâu?: Mập mờ lằn ranh thực, ảo

10:08 | 25/09/2018
Chia sẻ
Khi kêu gọi cổ đông góp vốn, ban lãnh đạo doanh nghiệp đều đề ra những kế hoạch đầy triển vọng. Sau tăng vốn, có những kế hoạch được hiện thực hóa, nhưng cũng không ít kế hoạch tan thành mây khói cùng đồng tiền cổ đông đóng góp.
nhung dot phat hanh dinh dam nay tien di ve dau map mo lan ranh thuc ao VPBank phát hành thành công gần 33,7 triệu cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên
nhung dot phat hanh dinh dam nay tien di ve dau map mo lan ranh thuc ao

Huy động lớn, hiệu quả chẳng bao nhiêu

Từ mức giá hơn 2.000 đồng/cổ phiếu giữa năm 2013, cổ phiếu VHG của CTCP Cao su Quảng Nam đã vượt 17.000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2014, tương ứng mức tăng gần 9 lần sau hơn 1 năm.

Hỗ trợ cho đà tăng giá này một mặt là lợi nhuận được cải thiện sau khi đã bán vốn góp ở một số công con, giúp lãi ròng 9 tháng đầu năm 2013 đạt 75,5 tỷ đồng. Mặt khác là một loạt dự án kinh doanh đầy triển vọng được VHG đưa ra, tất nhiên, đi kèm với đó là các đợt tăng vốn khủng.

Cụ thể, trong chưa đầy 1 năm, từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015, VHG đã liên tiếp thực hiện 2 đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn điều lệ từ 375 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.

Số tiền huy động được VHG cho biết là để bổ sung năng lực tài chính, đẩy mạnh triển khai các dự án tiềm năng thông qua đầu tư vào các công ty con như CTCP Cao su Việt Hàn, CTCP Khoáng sản Quảng Nam, Công ty TNHH Quê Việt - Quảng Nam... trên các lĩnh vực trồng cao su, khoáng sản, bất động sản.

Bán tài sản, chuyển nhượng cổ phần, huy động vốn giúp giải tỏa áp lực gánh nặng nợ vay, có nguồn vốn để đầu tư, VHG dự kiến năm 2015, lợi nhuận sau thuế đạt 225 tỷ đồng; năm 2016 tiếp tục tăng 47% so với năm 2015 lên 330 tỷ đồng; cổ tức 10%/năm. Đây là những con số đáng mơ ước sau giai đoạn thua lỗ liên tục từ quý II/2011 đến quý I/2013.

nhung dot phat hanh dinh dam nay tien di ve dau map mo lan ranh thuc ao

Đến giữa tháng 8/2015, các đợt huy động vốn của VHG đều thành công tốt đẹp. Vậy, sau khi có được nguồn tiền lớn, bức tranh tài chính, kinh doanh của VHG đã thay đổi ra sao?

Tương tự DL1, KSH, TTH, MBG, TOP…, dù lên kế hoạch tăng vốn để đầu tư, nhưng sau khi huy động hơn 1.100 tỷ đồng từ cổ đông, VHG rộng rãi cấp tín dụng cho các đối tác.

Nếu như thời điểm 30/6/2014, số dư các khoản phải thu ngắn và dài hạn của VHG là 191 tỷ đồng thì đến cuối năm 2015 đã tăng gấp 5 lần, lên 970 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng tài sản. Trong số này, trả trước cho người bán là 440,7 tỷ đồng và cho vay là 194,7 tỷ đồng.

Bước sang năm 2016, giá trị các khoản phải thu giảm xuống còn hơn 165 tỷ đồng, nhưng đầu tư tài chính lại tăng mạnh từ 312 tỷ đồng lên 1.347 tỷ đồng, chiếm 78,5% tổng tài sản.

Về hiệu quả sử dụng vốn, tính đến cuối tháng 6/2018, số dư trích lập dự phòng phải thu của VHG đã lên đến 83,1 tỷ đồng. Trước đó, việc bán cắt lỗ hàng loạt khoản đầu tư trong năm 2017 đã khiến Công ty lỗ tới 1.191 tỷ đồng và trong 6 tháng đầu năm 2018, lỗ thêm hơn 12 tỷ đồng.

Ba năm sau tăng vốn, tại thời điểm 30/6/2018, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VHG âm 938 tỷ đồng, chiếm 62,5% vốn điều lệ. Trên thị trường, giá cổ phiếu VHG chỉ còn trên 1.000 đồng/cổ phiếu.

Một doanh nghiệp khác cũng khiến cổ đông “choáng váng” với những gì diễn ra sau tăng vốn là CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC).

Đợt chào bán 50 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để thu về 749,7 tỷ đồng diễn ra trong tháng 1/2015, theo giải trình của Hội đồng quản trị JVC là nhằm mục đích đầu tư thêm 100 xe khám sức khỏe lưu động, liên kết đầu tư thiết bị chẩn đoán hình ảnh tại 21 bệnh viện, máy sinh hóa tại 18 bệnh viện trên cả nước, đầu tư trung tâm y khoa kỹ thuật cao và tổng thầu vật tư tiêu hao, với kỳ vọng đem lại “cú huých” tăng trưởng cho Công ty.

Thực tế, hơn 1 năm sau chào bán thành công, theo báo cáo kiểm toán của JVC được KPMG Việt Nam phát hành cho niên độ tài chính 2015, trong số tiền thu được từ đợt chào bán, 104,4 tỷ đồng đã được JVC sử dụng để chi trả một số khoản không nằm trong kế hoạch ban đầu, cũng như kế hoạch sửa đổi.

Đồng thời, kiểm toán khi đó cũng cho biết không thể xác định được liệu khoản vốn còn lại của đợt chào bán này có được sử dụng đúng mục đích đã được Đại hội đồng cổ đông JVC thông qua hay không.

Báo cáo tài chính của JVC cho thấy, giá trị các khoản phải thu tại JVC tăng vọt sau khi tăng vốn.

Trong đó, khoản tiền ứng trước, bảo lãnh và thanh toán hộ cho hai công ty liên quan đến các thành viên, gia đình của Ban giám đốc cũ phải trích lập dự phòng lên đến 403 tỷ đồng.

Ngoài ra, JVC cũng có khoản phải thu 81,5 tỷ đồng là tạm ứng cho Ban lãnh đạo và phải trích lập dự phòng 76 tỷ đồng.

Năm 2015, dự phòng phải thu của JVC lên tới 1.126 tỷ đồng, vượt quá số vốn huy động được hồi đầu năm; lợi nhuận sau thuế âm 1.335 tỷ đồng. Còn việc đầu tư theo kế hoạch ban đầu bị bỏ ngỏ. Nhà đầu tư không khỏi nghi vấn: Có hay không việc JVC vẽ ra dự án để huy động vốn, đem tiền giao dịch lòng vòng với các công ty sân sau rồi trích lập dự phòng để “rút ruột”?

Trên thị trường, từ vùng giá trên dưới 25.000 đồng/cổ phiếu khi tăng vốn thành công, đến tháng 7/2015, thị giá JVC giảm chỉ còn hơn 7.000 đồng/cổ phiếu. Khi báo cáo kiểm toán năm 2015 của JVC được công bố, cổ phiếu này chỉ còn hơn 3.000 đồng/cổ phiếu và giao dịch quanh mức này cho đến hiện nay.

Mập mờ lằn ranh thực, ảo

Thực tế, VHG, JVC không phải là trường hợp cá biệt cho cổ đông “ăn bánh vẽ”. Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, việc gọi vốn của doanh nghiệp đại chúng, niêm yết không kém phần sôi động.

Nhiều doanh nghiệp đã “lột xác” nhờ được tiếp thêm nguồn vốn mới, nhưng ngược lại, cũng có không ít doanh nghiệp chỉ vụt sáng trước và trong khi tăng vốn, sau đó tắt lịm, dẫn đến những nghi ngờ về việc tăng vốn ảo, làm giá cổ phiếu, rút ruột cổ đông…

Trong trường hợp của JVC, bức tranh sử dụng vốn nhanh chóng lộ sáng là nhờ việc nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Văn Hướng bị khởi tố vào tháng 6/2015.

Xây dự án, vẽ triển vọng là quyền của doanh nghiệp và trong bản cáo bạch trước chào bán, doanh nghiệp nào cũng đề ra những viễn cảnh tươi sáng để mời gọi cổ đông góp vốn.

Ở phía nhà đầu tư, họ có quyền nghi ngờ về tính khả thi nếu kế hoạch này không có đủ căn cứ vững chắc. Từ đầu năm đến nay, có không ít kế hoạch tăng vốn bị đặt dấu hỏi.

nhung dot phat hanh dinh dam nay tien di ve dau map mo lan ranh thuc ao

Tại CTCP Đầu tư HVA, cuối tháng 12/2017, HVA đã công bố bản cáo bạch cho dự án cho vay ngang hàng trên nền tảng Blockchain với kế hoạch huy động 1.000 tỷ đồng vốn và sau 2 năm đầu dự kiến thua lỗ, HVA kỳ vọng sẽ tăng trưởng phi mã trong 4 năm tiếp theo.

Tổng doanh thu của dự án trong 6 năm dự kiến là 1.937 tỷ đồng và lợi nhuận 1.134 tỷ đồng. Biên lợi nhuận trên doanh thu bình quân đạt 59%, riêng năm cuối lên tới 82% - con số mơ ước với bất cứ dịch vụ tài chính nào.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, HVA đã thông qua kế hoạch huy động 200 tỷ đồng qua chào bán cho cổ đông và phát hành riêng lẻ để M&A các doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn, sản xuất liên quan đến áp dụng công nghệ cao và đầu tư vào dự án sàn giao dịch cho các hợp đồng hợp tác kinh doanh và các loại tài sản số.

Tuy vậy, việc khung pháp lý cho loại hình tài sản số chưa được hoàn thiện; mặt khác, thị giá HVA đến ngày 20/9 chỉ còn 4.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 40% giá dự kiến chào bán đang khiến thị trường nghi ngờ về tính khả thi của kế hoạch gọi vốn này.

Tất nhiên, kinh doanh có lời, có lỗ, không ai thể đảm bảo mọi dự án đều thành công.

Nhưng khi trách nhiệm của cơ quan quản lý mới dừng lại ở mức đánh giá phương án gọi vốn của doanh nghiệp trên hồ sơ đăng ký, xem đã phù hợp với các quy chuẩn pháp lý hay chưa, thì với nhà đầu tư, việc cảnh giác với những phương án tăng vốn “lạ”, những viễn cảnh tươi sáng “bất thường”, những doanh nghiệp có nền tảng kém minh bạch rõ ràng là không thừa.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khắc Lâm

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.