|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Những cố vấn quyền lực đứng sau ông Trump, Kim trong Hội nghị thượng đỉnh lần hai

21:21 | 27/02/2019
Chia sẻ
Trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ được hỗ trợ bởi một nhóm các cố vấn và nhà đàm phán đáng tin cậy, theo South China Morning Post.

Mặc dù hai nhà lãnh đạo cuối cùng sẽ quyết định kết quả tại Hà Nội, nhưng đây là một số nhân vật quan trọng giúp định hình chương trình nghị sự cho các cuộc đàm phán cấp cao về phi hạt nhân hóa.

nhung co van quyen luc dung sau ong trump kim trong hoi nghi thuong dinh lan hai
Ông Stephen Biegun, đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên.

Stephen Biegun

Kể từ khi được bổ nhiệm làm đại diện đặc biệt của Mỹ về vấn đề Triều Tiên vào tháng 8/2018, ông Biegun là người điều khiển chính các cuộc đàm phán trước hội nghị thượng đỉnh ở phía Mỹ, tiếp quản vị trí của Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Trong những tháng gần đây, ông Biegun, cựu trợ lí chính sách đối ngoại của nguyên Tổng thống Mỹ George W. Bush, đã bắt đầu một chuyến ngoại giao "cấp tốc" nhằm thu hẹp sự khác biệt giữa các bên, pha trộn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, Thụy Điển và Việt Nam.

Cựu giám đốc của Ford là quan chức chính quyền cấp cao đầu tiên đến Hà Nội trước hội nghị thượng đỉnh, hạ cánh một tuần trước khi ông Trump đưa ra những thông tin chi tiết cuối cùng.

Lori Esposito Murray, một thành viên của Hội đồng Quan hệ đối ngoại, người đã làm việc với ông Biegun ở Capitol Hill, đã mô tả ông là người thông minh, chiến lược, có kinh nghiệm sâu rộng trong chính sách và đàm phán và là một lựa chọn sáng suốt cho vị trí này.

Mặc dù không xuất hiện nhiều, ông Biegun đã tạo ra một mối quan hệ hòa giải hơn với Triều Tiên so với là những nhân vật khắt khe khác trong chính quyền. Trong bài phát biểu tại Đại học Stanford vào tháng trước, ông nói ông Trump đã sẵn sàng để kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên, chấm dứt với một thỏa thuận đình chiến, không phải là một hiệp ước hòa bình.

nhung co van quyen luc dung sau ong trump kim trong hoi nghi thuong dinh lan hai
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Mike Pompeo

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo là người lên kế hoạch hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai sau cuộc gặp đầu tiên tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái, tổ chức các cuộc hội đàm với quan chức Triều Tiên tại Washington và Bình Nhưỡng.

Được biết đến như một đồng minh trung thành của tổng thống, ông Pompeo đã bảo vệ ông Trump trước các cáo buộc về hành vi nhằm giành quyền lực và gửi đi các thông điệp hỗn hợp về phi hạt nhân hóa. Từng là giám đốc của CIA, ông Pompeo được coi là một trong những người trong chính quyền có quan điểm khắt khe về vấn đề Triều Tiên.

Trong số này, những người khó tính nhất sẽ là Bolton và Pompeo, đề cập đến ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia, theo Peter Feaver, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Duke.

nhung co van quyen luc dung sau ong trump kim trong hoi nghi thuong dinh lan hai
Ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia của ông Trump.

John Bolton

Cố vấn an ninh quốc gia của Trump, là một trong những nhân vật "khó tính" nhất không chỉ trong chính quyền, mà còn ở Washington. Ông Bolton đã ủng hộ việc ném bom Triều Tiên để ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của họ và mô tả việc nói chuyện với Bình Nhưỡng là một sự lãng phí thời gian.

Lời kêugọi của ông về mô hình Libya trong năm ngoái - đề cập đến sự lật đổ của Muammar Gaddafi sau khi ông đầu hàng vũ khí hạt nhân - đã khiến Triều Tiên nổi giận đe dọa hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh tại Singapore.

nhung co van quyen luc dung sau ong trump kim trong hoi nghi thuong dinh lan hai
Ông Kim Hyok-chol, đại diện đặc biệt của Hàn Quóc. Ảnh: AP.

Kim Hyok-chol

Ông Kim đã phụ trách các cuộc đàm phán với Mỹ trong tư cách là đặc phái viên kể từ tháng 1, khi ông thay thế Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui.

Michael Madden, một chuyên gia về lãnh đạo của Triều Tiên tại Stimson Centre, Washington, cho biết ông Kim có một mối liên hệ lâu dài đến ngoại giao không chính thức với các nhân vật Mỹ và được biết đến như một người bạn dễ gần.

Ông Kim, người học tiếng Anh tại trường đại học và Tây Ban Nha ở Cuba, từng làm đại sứ của Triều Tiên tại Tây Ban Nha cho đến khi ông bị trục xuất vào năm 2017 sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Ông đang trong Ủy ban các vấn đề Nhà nước của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

"Ông Kim Hyok-chol dường như là một nhà đàm phán cứng rắn và nhận thức rõ về công nghệ hạt nhân", ông Lim Jae-cheon, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Hàn Quốc, Seoul cho hay.

nhung co van quyen luc dung sau ong trump kim trong hoi nghi thuong dinh lan hai
Ông Choe Kang-il.

Choe Kang-il

Ông Choe, Phó tổng giám đốc về các vấn đề Bắc Mỹ tại Bộ Ngoại giao Bình Nhưỡng, đã hạ cánh tại Hà Nội để chuẩn bị trước cho hội nghị thượng đỉnh vào ngày 20/2 cùng với ông Kim Hyok-chol. Được xem là cánh tay phải của Kim Hyok-chol, ông Choe cũng tự hào có thời gian dài tham gia vào hoạt động ngoại giao không chính thức với các nhà ngoại giao và học giả phương Tây.

"Ông nói tiếng Anh thành thạo", theo ông Madden. "Ông ấy đã tham gia vào tất cả vấn đề này trong các buổi gặp mặt và học tập không chính thức trong hơn một thập kỉ. Chúng tôi biết ông Choe rất tốt và rất quí ông ấy".

nhung co van quyen luc dung sau ong trump kim trong hoi nghi thuong dinh lan hai
Ông Kim Yong-cho, người đứng đầu Ban Mặt trận Thống nhất của Triều Tiên.

Kim Yong-chol

Người đứng đầu Ban Mặt trận Thống nhất, cơ quan tuyên truyền của Triều Tiên, là mối nối quan trọng giữa ông Kim và ông Trump trong cuộc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội. Chuyến thăm gần đây nhất của Kim Kim tới Washington vào tháng 1 đã kết thúc với thông báo chính thức về cuộc gặp lần thứ hai của Nhà Trắng.

Một nhân vật gây tranh cãi, cựu lãnh đạo của Tổng cục Trinh sát Triều Tiên, tương đương CIA của Mỹ, đã bị buộc tội chủ mưu đánh chìm tàu ​​chiến Hàn Quốc năm 2010 và vụ tấn công mạng Sony Pictures năm 2014.

Ông Kim đã dẫn đầu vòng đàm phán đầu tiên sau hội nghị tại Singapore với ông Pompeo ở Bình Nhưỡng.

nhung co van quyen luc dung sau ong trump kim trong hoi nghi thuong dinh lan hai
Bà Kim Song-hye.

Kim Song-hye

Gắn liền với Ban Mặt trận Thống nhất, cơ quan tuyên truyền Triều Tiên, bà Kim đã tham gia vào các cuộc đàm phán trong quá khứ với quan chức Mỹ và là một nhân vật nổi bật trong những nỗ lực nối lại mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên kể từ lần đầu tiên vào năm 2000.

Là một sĩ quan tình báo cao cấp trong hơn hai thập kỉ, bà được mệnh danh là nhân viên chăm chỉ về các vấn đề của Hàn Quốc trong giới truyền thông Hàn Quốc. Bà cũng là một trong số ít các quan Triều Tiên thực hiện nhiều chuyến đi đến Hàn Quốc.

"Bà Kim dường như đóng vai trò là một sĩ quan liên lạc", ông Lim nói. "Bà được biết đến là người có quan hệ tốt với Kim Yo-jong, em gái của ông Kim Jong-un".

Xem thêm

Lyly Cao