Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều dự kiến kết thúc chiến tranh tại Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội
Banner mô tả Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo KIm Jong Un tại Hà Nội |
Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý tiến hành phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tổ chức ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên, kể từ đó tiến trình chưa đạt được bước tiến rõ rệt nào khi hai bên gặp khó khăn trong việc thống nhất về khái niệm phi hạt nhân hóa, theo lời các quan chức chính phủ cao cấp của Mỹ .
Với triển vọng mờ nhạt về thỏa thuận chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên, các chuyên gia thấy nhiều khả năng ông Trump đề nghị tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội, đổi lại ông Kim hứa sẽ dỡ bỏ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và tạm ngưng các vụ thử hạt nhân và tên lửa.
Chiến tranh Triều Tiên kéo dài trong gia đoạn 1950 - 1953 và Washington gần đây đã đề xuất dùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh để yêu cầu Bình Nhưỡng từ bỏ hoàn toàn chương trình vũ khí hạt nhân. Các chuyên gia cho rằng Tổng thống Trump có động cơ khắc đằng sau việc đưa ra giải pháp như vậy đối với Triều Tiên.
Ông Scott Seaman, Giám đốc tại Tập đoàn Eurasia cho biết: “Có thể thấy ông Trump muốn tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên đến mức nào để tạo ảnh hưởng đối với chiến dịch tái tranh cử và giải thưởng Nobel Hòa bình".
"Dường như Trump tin rằng việc mang lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên giúp chính trị tốt hơn", theo chuyên gia Yanmei Xie tại công ty nghiên cứu Gavekal có trụ sở tại Hong Kong.
Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 24/2, ông Trump cho biết không vội vã chỉ cần không có cuộc thử nghiêm hạt nhân nào.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là người ủng hộ tuyên bố. Người phát ngôn của Phủ Tổng thống Hàn Quốc, bà Kim Eui-kyum hôm thứ Hai (25/2) cho biết: "Chính phủ Hàn Quốc luôn hoan nghênh bất kì tuyên bố nào. Chúng tôi nghĩ rằng hoàn toàn có thể tuyên bố chấm dứt chiến tranh giữa Triều Tiên và Mỹ."
Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại một thông báo như vậy có thể tạo cơ hội cho Triều Tiên gây áp lực buộc Mỹ phải rút một phần quân sự trong số 28.500 quân đóng tại Hàn Quốc. Tuyên bố sẽ gây áp lực cho các quốc gia liên quan để chính thức hóa hiệp ước hòa bình, điều này sẽ làm giảm sự cần thiết cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc.
Các chuyên gia phân tích khác cũng lo ngại Hội nghị thượng đỉnh sẽ khiến các nước láng giềng của Triều Tiên rơi vào một thỏa thuận tồi tệ nếu ông Kim tiếp tục triển khai chương trình hạt nhân.
"Nếu Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, Triều Tiên nên giữ lời hứa về kế hoạch hướng tới phi hạt nhân hóa", ông Jin Chang-soo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Sejong ở Seongnam, Hàn Quốc cho biết.
"Các kế hoạch hành động là kiểm tra chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và tiết lộ bản đồ quá trình phi hạt nhân hóa".
Xem thêm |