|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những chiều lợi ích trong vụ án OceanBank: Mối quan hệ chủ sở hữu

08:00 | 21/09/2017
Chia sẻ
Trong vụ án OceanBank, vấn đề lợi ích của người chủ sở hữu trong mối quan hệ giữa Hà Văn Thắm và OceanBank đang bị "lờ" đi. Hình thức mua 0 đồng của NHNN dường như đã "phủ định" hoàn toàn mối quan hệ sở hữu của các cổ đông OceanBank trước đó.
nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank ky 2 moi quan he so huu
Những chiều lợi ích trong vụ án OceanBank (Kỳ 2): Mối quan hệ sở hữu
nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank ky 2 moi quan he so huu Những chiều lợi ích trong vụ án OceanBank: Chi lãi ngoài

Quyết định của người chủ sở hữu ngân hàng

Ông Hà Văn Thắm với việc sở hữu hơn 63% vốn cổ phần (trên thực tế con số này có thể lên đến 73%) là cổ đông lớn nhất tại OceanBank. Mối quan hệ giữa ngân hàng và ông Thắm là mối quan hệ đơn thuần chủ sở hữu và đối tượng sở hữu.

Là một người chủ ngân hàng, ông Thắm - nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank được đánh giá là người có hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, biết dùng người tài. Nhưng trong kinh doanh không lúc nào con đường cũng trải đầy hoa hồng và thuận buồm xuôi gió. Lĩnh vực ngân hàng đã có nhiều thời điểm cạnh tranh khốc liệt, là một ngân hàng nhỏ OceanBank phải chịu không ít sóng gió.

Vị cựu chủ tịch này từng cho biết trước toà việc quyết định thực hiện chi lãi ngoài vi phạm Thông tư 02 là điều không mong muốn, là do hoàn cảnh bắt buộc. Ông Thắm chỉ ra thời điểm ngân hàng dừng chi lãi ngoài thì lượng rút tiền ồ ạt, ngân hàng chịu áp lực lớn về vấn đề thanh khoản. Do đó, cân nhắc giữa hai hậu quả "vi phạm hành chính" và "mất khả năng thanh khoản" ông Thắm đã phải lựa chọn cái mà ông cho là có lợi cho ngân hàng hơn.

Nhìn trên góc độ lợi ích về kinh tế, những lý lẽ mà Hà Văn Thắm đưa ra là phù hợp với việc đảm bảo lợi ích cho chính mình cũng là cho ngân hàng. Có lẽ vì thế nên nhiều nhân viên dưới quyền mặc dù không ai mong muốn tình cảnh phải đứng trước vành móng ngựa lại không một lời oán trách, hơn nữa còn gửi lời chúc "bình an" tới vị lãnh đạo của mình.

nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank ky 2 moi quan he so huu
Hà Văn Thắm khóc khi nhân viên nói trong trách mình (Ảnh:DB)

Một yếu tố đáng chú ý khác là việc NHNN thuê đơn vị kiểm toán độc lập đối với OceanBank khi bị kiểm soát đặc biệt và báo cáo cổ đông về thực trạng của tổ chức. Trên thực tế, cả hai cổ đông lớn của OceanBank (ông Hà Văn Thắm và PVN) đều không nhận được kết quả đánh giá này, luật sư chất vấn tại tòa.

Đại diện NHNN cho rằng NHNN đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về quy trình mua lại 0 đồng OceanBank. Cụ thể, vào ngày 25/4/2015, ĐHCĐ thường niên của OceanBank có đại diện của 70,26% của số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đủ điều kiện thông qua các nội dung tại phiên họp.

Trong phiên xét hỏi 11/9, đại diện PVN đã từ chối nói về việc có nhận được báo cáo kiểm toán độc lập về việc đánh giá ngân hàng trước khi bị mua 0 đồng hay không. Vị đại diện chỉ cho biết PVN đã thực hiện đủ quyền và nghĩa lợi của cổ đông tại OceanBank. Trong khi đó, ông Hà Văn Thắm (sở hữu trên 70% vốn OceanBank) một mực khẳng định không hề nhận được bất kỳ một báo cáo, thông báo nào từ NHNN hay OceanBank về việc kiểm soát đặc biệt và mua 0 đồng kể từ sau khi bị bắt.

nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank ky 2 moi quan he so huu Những dấu hỏi xoay quanh việc OceanBank bị mua lại 0 đồng

Số tiền chi lãi ngoài gây thiệt hại cho OceanBank chứ không liên quan đến chủ sở hữu ngân hàng?

Theo báo cáo tài chính kiểm toán của OceanBank giai đoạn năm 2011 - 2013, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.185 tỷ đồng (đã trừ đi các chi phí bao gồm cả chi phí chi lãi ngoài).

Như vậy, giả thiết rằng quy kết của Viện Kiểm Sát (VKS) hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" đối với các bị cáo là đúng thì OceanBank sẽ không mất khoản chi phí 1.576 tỷ đồng này. Và giả sử rằng, dù không có việc chi lãi ngoài, khách hàng vẫn gửi tiền ở OceanBank thì theo cách tính đơn giản, phần chi phí này sẽ được tính vào lợi nhuận và OceanBank sẽ có lãi hơn 2.700 tỷ đồng.

Lợi nhuận của ngân hàng có thể chia hoặc không chia cho chủ sở hữu hay các cổ đông, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào nó cũng sẽ làm tăng giá trị tài sản sở hữu của họ. Ngược lại, thiệt hại của ngân hàng cũng làm ảnh hưởng giảm giá trị sở hữu của cổ đông.

Theo cáo trạng của VKS, bị cáo Hà Văn Thắm là giữ vai trò chính, đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện việc chi lãi ngoài làm thiệt hại cho OceanBank. Tuy nhiên, không có phần nào trong cáo trạng nói về thiệt hại của những cổ đông sở hữu ngân hàng, phải chăng, VKS đang hiểu rằng những người chủ này hoàn toàn không có thiệt hại?

Như vậy cũng đồng nghĩa với việc mối quan hệ sở hữu phía sau đã không được xem xét đến. Đứng trên góc độ lợi ích kinh tế đơn thuần thì thiệt hại cho OceanBank không thể không ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông ngân hàng.

Tại sao mãi không xác định được thiệt hại và chủ thể thiệt hại?

Vấn đề xác minh thiệt hại được xem là mấu chốt của vụ án và là cơ sở để luận tội các bị cáo cũng như đưa ra các mức hình phạt khác nhau. Tuy nhiên, trong vụ án này câu hỏi "thiệt hại nếu có ở đây là của ai?" lại chưa có lời giải đáp xác đáng và nằm trong vùng bí ẩn.

nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank ky 2 moi quan he so huu
Đại diện Giám định NHNN từ chối trả lời về kết luận thiệt hại trong vụ OceanBank (Ảnh: DB)

Những nhập nhằng trong những mối quan hệ lợi ích, sở hữu đã khiến cho việc xác định thiệt hại trở nên khó khăn. Ngay cả cơ quan Giám định NHNN cũng không thể đưa ra kết luận cụ thể về thiệt hại, tất cả hiện tại là lý lẽ của VKS chưa được xác thực bởi cơ quan có chức năng giám định độc lập.

Măt khác, cái khó cho những "người" xác định thiệt hại ở đây một phần là do việc chuyển giao quyền sở hữu, từ những chủ cũ sang người chủ mới (ở đây là NHNN) qua hình thức mua 0 đồng. Không bàn về vấn đề thực hiện chuyển giao là đúng hay sai theo quy định của pháp luật, nhưng hình thức này dường như đã "phủ định" hoàn toàn mối quan hệ sở hữu của các cổ đông trước đó của ngân hàng.

Điều này là nguyên do mà đại diện OceanBank mới trở thành nguyên đơn dân sự đòi hỏi quyền lợi, mặc dù không đưa ra được căn cứ xác đáng cho vấn đề thiệt hại và bất kể giai đoạn thiệt hại nếu có, chủ của OceanBank là một đối tượng khác. Có thể nhìn thấy đó là sự đòi hỏi về lợi ích cho người chủ mới, bỏ mặc vai trò những người chủ cũ.

Lý luận của Hà Văn Thắm trong quá trình tự bào chữa ngày 19/9 cũng có dụng ý khi nói rằng "Giá trị của OceanBank không phải là 0 đồng". Ông Thắm cho rằng ngay tại thời điểm bị quyết định mua lại, OceanBank đã không còn xấu như kết quả tại thời điểm cuối tháng 3/2014. Hơn nữa, sau khi bị NHNN mua lại, OceanBank báo lãi 1.000 tỷ đồng từ các khoản thu nợ xấu và hoàn nhập dự phòng.

"Nếu bị cáo mang phần thiệt hại của mình để đổi với tội của mình được không? Có sự thiên vị giữa cổ đông nhà nước và cổ đông cá nhân hay không?", Thắm từng đặt ra câu hỏi với Hội đồng xét xử để đòi hỏi quyền lợi của mình trong việc sở hữu ngân hàng.

Tính đến thời điểm hiện tại, kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền chưa được đưa ra. Câu trả lời về quyền lợi sở hữu của Hà Văn Thắm tại OceanBank vẫn còn đang bỏ ngỏ cùng với việc xác định thiệt hại trong vụ án.

nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank ky 2 moi quan he so huu Thiên vị trong cách xác định thiệt hại 1.576 tỷ đồng và OceanBank bị mua lại 0 đồng?

Liên quan đến phần bào chữa trong phiên tòa chiều 19/9, nguyên Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm cho rằng mình cũng là cổ đông của ...

nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank ky 2 moi quan he so huu Hà Văn Thắm bật khóc tại tòa trước lời bào chữa của thuộc cấp

Trong phần tự bào chữa của mình nguyên Giám đốc OceanBank chi nhánh Sài Gòn đã gửi lời tới cựu lãnh đạo của mình là ...

nhung chieu loi ich trong vu an oceanbank ky 2 moi quan he so huu Đột ngột xoay chiều chính sách và hệ lụy pháp lý

Đại án ngân hàng - cần nhìn từ góc độ cung cách điều hành chính sách kinh tế còn lúng túng, “giật cục”, áp đặt ...

Diệp Bình