Nhóm ngành nào sẽ dẫn dắt thị trường trong nửa cuối năm 2022?
Trong báo cáo Triển vọng ngành quý II với chủ đề "Mùa biển động", CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức khả quan theo đó nhiều nhóm ngành nghề tiếp tục hưởng lợi xu thế phục hồi hậu dịch COVID-19.
BSC cho rằng thị trường đang có các yếu tố thuận chiều và nghịch chiều đan xen nhau, theo đó cơ hội và rủi ro luôn đi kèm với nhau. Do đó, năm 2022 chắc chắn sẽ là năm không dễ dàng cho các nhà đầu tư.
Đội ngũ chuyên gia nhận thấy số lượng yếu tố thuận chiều hiện tại đang ở mức cân bằng so với yếu tố ngược chiều, có thể kể đến như: (1) Tăng trưởng GDP duy trì mức cao 6,5%; (2) Kinh tế phục hồi hậu COVID-19, hưởng lợi từ việc dịch chuyển sản xuất; (3) Tăng trưởng lợi nhuận bình quân các doanh nghiêm niêm yết duy trì mức 2 chữ số và (4) Khả năng nâng hạng thị trường vào 2024 - 2025.
Đối với các yếu tố nghịch chiều bao gồm (1) Lạm phát tăng lên; (2) Áp lực tăng lãi suất từ Fed và ngân hàng nhà nước; (3) Đứt gãy nguồn cung tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc do chính sách Zero Covid và (4) Khả năng suy thoái kinh tế thế giới.
Nhóm vốn hoá lớn là tâm điểm nửa cuối năm 2022
Với việc thị trường ghi nhận điều chỉnh mạnh từ đầu tháng 4 trở lại đây, PE trailing của thị trường đang giao dịch ở mức 15,6 lần tại ngày 20/4, tiệm cận với mức -1 lần độ lệch chuẩn (PE = 14,65 lần).
Với việc triển vọng tăng trưởng lợi nhuận nhiều nhóm ngành vẫn duy trì ở mức cao và tổng lợi nhuận nhóm ngành BSC đang dự phóng ở mức 22% tăng trưởng LNST, tương đương với mức tăng trưởng EPS sau pha loãng khoảng 17%, PE forward của VN-Index đang ở mức 13,3 lần.
Đây là mức hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng kinh tế, hiệu suất hoạt động (ROE 16% cao nhất khu vực) và lợi nhuận ngành. So sánh với các nước trong khu vực PE forward của Việt Nam (13,2 lần) vẫn ghi nhận mức hấp dẫn so với bình quân khu vực (15,3 lần).
Theo dữ liệu của Bloomberg và tính toán của BSC, BSC chia làm 3 nhóm vốn hóa lớn (>15.000 tỷ), nhóm vốn hóa vừa (3.000 tỷ - 15.000 tỷ), nhóm vốn hóa nhỏ (<=3,000 tỷ).
Có thể thấy trong quý I, nhóm vốn hóa vừa ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về giá cổ phiếu giúp cho PE nhóm này ghi nhận đạt mức đỉnh khoảng 21 lần, điều này có thể đến từ việc kỳ vọng kết quả kinh doanh nhiều nhóm ngành thủy sản phân bón, hóa chất, dệt may ghi nhận mức tăng trưởng mạnh và điều này đã phản ánh về giá.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tuy cũng kỳ vọng ghi nhận mức tăng trưởng về lợi nhuận khả quan năm 2022 như ngành hgân hàng, đất động sản, bán lẻ, tuy nhiên giá cổ phiếu nhóm ngành này đang có mức “underperform” so với hai nhóm ngành còn lại.
Tuy nhiên, BSC lưu ý, hiện tại nhóm ngành vốn hóa lớn chỉ đang giao dịch ở mức 13,9 lần tính đến ngày 23/4, trong khi đó kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số, do đó BSC kỳ vọng nhóm cổ phiếu vốn hóa sẽ là tâm điểm cho thị trường giai đoạn nửa cuối năm 2022.
Nhóm ngành nào sẽ dẫn dắt?
Dựa trên những luận điểm đầu tư vừa nêu, BSC đưa ra 3 chủ đề đầu tư gồm Đẩy mạnh đầu tư công, Phục hồi kinh tế Việt Nam hậu COVID-19 và Phục hồi nhu cầu thế giới hậu COVID-19.
Đầu tiên, BSC duy trì quan điểm khả quan đối với nhóm bất động sản thương mại. Những yếu tố hỗ trợ bao gồm: phân khúc cao cấp tiếp tục dẫn dắt thị trường Hồ Chí Minh trong bối cảnh nguồn cung vẫn còn rất hạn chế giúp cho giá bán tiếp tục ghi kỷ lục mới.
Ngoài ra, nguồn cung căn hộ dự báo được phục hồi trở lại trong năm 2022. Giá trị mở bán mới presales của một số doanh nghiệp niêm yết lớn dự kiến đạt mức đỉnh trong giai đoạn 5 năm trở lại đây. Trái phiếu doanh nghiệp trở thành kênh huy động chính của các doanh nghiệp BĐS niêm yết tuy nhiên tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sỡ hữu của ngành vẫn ở mức an toàn.
Tương tự, đối với nhóm bất động sản khu công nghiệp, Việt Nam vẫn là điểm đến tiềm năng, hấp dẫn với các nhà sản xuất trên thế giới trong khi hoạt động FDI trên quy mô quốc tế vẫn chưa hồi phục. Bên cạnh đó, dịch bệnh không còn là rào cản dẫn đến sự đình trệ trong tiến độ giao dịch trong năm 2022 khi Việt Nam dần nối lại các chuyến bay quốc tế và tỷ lệ bao phủ vaccine cho người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam đã là 100%.
“Mở khóa” nguồn cung đất khu công nghiệp trong 2021 và xu hướng dịch chuyển mở rộng ra các khu vực tỉnh thành cấp 2-3. Hạ tầng giao thông kết nối và hạ tầng xã hội sẽ giải quyết nút thắt cổ chai “logistic” và nguồn nhân lực, hỗ trợ cho ngành bất động sản KCN.
Bên cạnh đó, hai nhóm ngành khác là đá xây dựng và thép cũng được dự báo khả quan trong quý II/2022 do hưởng lợi từ giải ngân vốn đầu tư công.
Thứ hai, BSC cho rằng những nhóm ngành sẽ được hưởng lợi từ quá trình Việt Nam phục hồi kinh tế hậu COVID-19 gồm công nghệ thông tin - bưu chính viễn thông, ngân hàng, dầu khí, tiêu dùng - bán lẻ, lương thực, xi măng, phân bón - hoá chất.
Cuối cùng, nhà đầu tư có thể xem xét giải ngân ngành cảng biển - vận tải biển, dệt may, thuỷ sản và cao su vì hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới phục hồi sau đại dịch.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/