|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhìn lại cơ hội tăng bằng lần tháng 11: Sóng cổ phiếu thép, những midcap tăng phi mã và vượt đỉnh lịch sử

08:31 | 01/12/2020
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán tháng 11 chứng kiến sự nổi sóng của cổ phiếu dòng thép như POM, TLH, NKG cùng với sự bứt phá của nhóm penny như CVT, PET, HTN. Trong khi đó, trên sàn HNX và thị trường UPCoM xuất hiện nhiều cơ hội 'ăn bằng lần' như ARM, HKC, RAT.

Thị trường chứng khoán tháng 11 tiếp tục có một tháng giao dịch tích cực với việc VN-Index chinh phục thành công mốc 1.000 điểm. Mặc dù chịu áp lực điều chỉnh trong phiên cuối cùng, VN-Index vẫn ghi nhận mức tăng 8% so với tháng trước lên 1.003,08 điểm, đánh dấu tháng thứ 4 tăng liên tiếp. 

Trong khi đó HNX-Index và UPCoM-Index tăng lần lượt 8% và 6% so với cuối tháng 10, lên 147,7 điểm và 66,9 điểm so với tháng trước.

Cổ phiếu thép thăng hoa, CVT tăng dựng đứng

Thống kê Top10 mã tăng giá mạnh nhất tháng 11 trên sàn HOSE, cổ phiếu POM của Thép Pomina dẫn đầu với tỉ lệ tăng ấn tượng 129,91%. Mã này đã trở thành tâm điểm của thị trường trong tháng qua khi có tới 12/20 phiên tăng trần và cán mốc 12.300 đồng/cp trong phiên 30/11, mức cao nhất kể từ khi niêm yết trên HOSE.

Cùng với POM, thị trường chứng khoán tháng qua còn chứng kiến sự nổi sóng của cổ phiếu dòng thép khác như TLH của Tập đoàn Thép Tiến Lên (tỉ lệ tăng 44,63%) và NKG của Thép Nam Kim (44,51%). Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã khiến hai mã này không giữ được nhịp tăng và chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch cuối cùng. 

Ngoài ra, cổ phiếu CVT của CMC cũng thu hút sự chú ý của giới đầu tư khi trải qua chuỗi 10 phiên tăng trần liên tiếp và tăng gấp đôi lên 55.100 đồng/cp. 

Nổi bật trong top tăng giá còn có một số cổ phiếu penny khác, đơn cử như PET của Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí khi tăng 74% giá trị trong tháng qua. Đóng cửa phiên 30/11, giá mã này lập đỉnh 11 năm tại mốc 16.100 đồng/cp. Thanh khoản của mã này theo đó cũng tăng đột biến, có phiên đạt mức kỉ lục 4,4 triệu đơn vị khớp lệnh.

Một số trường hợp tăng dựng đứng khác trong tháng 11 có thể kể kến cổ phiếu HTN (59%), TVB (50%), TCM (49%), DGW (44%) và ILB (42%).

Top10 tăng/giảm tháng 11:  - Ảnh 1.

Nguồn: LG tổng hợp từ FiinPro.

Tại chiều giảm, bắt đầu lao dốc từ tháng 10, cổ phiếu HOT của Du lịch - Dịch vụ Hội An đứng đầu về tỉ lệ giảm giá trên HOSE khi mất 33% giá trị tháng qua. 

Tương tự, sau khi chạm đỉnh 18.000 đồng/cp cuối tháng 9, mã TLD của Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long bước vào giai đoạn phân phối trong suốt hai tháng qua. Chốt phiên cuối tháng, mã này dừng lại 5.810 đồng/cp, tương ứng tỉ lệ giảm 28,71% và đánh mất hoàn toàn mức tăng đạt được trước đó. 

Tại nhóm vốn hoá nhỏ và siêu nhỏ, các cổ phiếu như RIC, TNT, DC4, NAF, LEC, UDC, TDG, PTL cũng lọt top giảm giá trên HOSE với tỉ lệ giảm 13 - 20%.

Cổ phiếu thanh khoản èo uột "chiếm sóng" trên HNX

Top10 tăng/giảm tháng 11:  - Ảnh 2.

Nguồn: LG tổng hợp từ FiinPro.

Những cổ phiếu nằm trong Top10 mã tăng giá mạnh nhất trên sàn HNX đều là những cái tên lạ lẫm với nhà đầu tư, thanh khoản rất thấp mặc dù giá tăng khủng. 

Đơn cử, cổ phiếu ARM của Xuất nhập khẩu Hàng gây ấn tượng khi tăng gấp ba trong tháng qua. Theo thống kê, từ phiên 10/11, mã này đã có 12/16 phiên tăng trần, đóng cửa phiên 30/11 tại 47.300 đồng/cp.

Ngoài ra, cổ phiếu VE4 của Xây dựng điện VNECO4 cũng tăng tới 71% so với tháng trước. Tuy nhiên, theo ghi nhận, kể cả trong những phiên tăng trần, khối lượng khớp lệnh của mã này cũng chỉ đạt vài chục nghìn đơn vị. 

Những trường hợp tương tự khác ghi nhận tỉ lệ tăng 30 - 70% có thể kế đến như cổ phiếu MKV, SGC, PSD, TKC, NBW, NBW, BNA và SDG. 

Top10 mã giảm giá mạnh nhất, sàn HNX không ghi nhận mã nào có tỉ lệ giảm vượt 40%. Theo đó, cổ phiếu SDC của Tư vấn Sông Đà dẫn đầu khi mất 32% giá trị tháng qua. Theo sau đó, cổ phiếu PSE cũng rời đỉnh lịch sử, giảm 25% xuống còn 7.400 đồng/cp.

Danh sách cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên HNX còn xuất hiện những cái tên DIH (25%), L61 (22%), VE3 ((20%), NHP (20%), PMP (19%), TMB (18%), GDW (18%) và CMC (18%).

Xuất hiện nhiều mã tăng bằng lần trên UPCoM, HAN nổi sóng nhờ game thoái vốn

Top10 tăng/giảm tháng 11:  - Ảnh 3.

Nguồn: LG tổng hợp từ FiinPro.

Cổ phiếu HKC của Dệt Kim Hà Nội đã liên tục tăng từ mức giá 14.400 đồng/cp lên 38.900 đồng/cp, tương đương tỉ lệ tăng 170%. Bên cạnh đó, thị trường UPCoM còn chứng kiến cơ hội "ăn bằng lần" khác như cổ phiếu RAT của Vận tải và Thương mại Đường sắt (137%).

Tuy nhiên, thanh khoản của hai cổ phiếu trên đều rất thấp. Do đó, các nhà đầu tư cũng chỉ có thể quan sát sự tăng giá của các cổ phiếu này vì rất khó giao dịch khớp lệnh.

Thị trường UPCoM còn chứng kiến sự bứt phá của mã HAN của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP. Chốt phiên 30/11, giá cổ phiếu này cán mốc 23.000 đồng/cp, mức cao nhất kể từ khi giao dịch. Theo ghi nhận, mã này tăng mạnh trong bối cảnh thông tin Bộ Xây dựng thoái toàn bộ 139 triệu cp, tương đương 98,83% vốn điều lệ với giá khởi điểm 19.930 đồng/cp.

Top10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên thị trường UPCoM tháng qua còn có các mã khác như T12, CT6, HTR, DAR, DDM, AFXvà GVT với tỉ lệ tăng trên 50%.

Thống kê trong tháng 10, nhóm các mã giảm giá mạnh nhất trên UPCoM đều là những cổ phiếu vốn hoá siêu nhỏ và siêu nhỏ. Đứng đầu là cổ phiếu POB của Xăng dầu Dầu khí Nam Định khi mất 47% giá trị xuống còn 14.700 đồng/cp chốt phiên 30/11.

Các mã còn lại trong nhóm cũng ghi nhận diễn biến tiêu cực với tỉ lệ giảm trên 38% như NDF, NDC, RGC, THR, CEG, KCE, DTC, NLS và BTU.

Linh Giang

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.