|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhiều doanh nghiệp đang được nhận sự hỗ trợ kịp thời từ ngân hàng

10:07 | 28/03/2020
Chia sẻ
Nhanh chóng đưa ra các giải pháp hỗ trợ, cử nhân viên trực tiếp tới doanh nghiệp khảo sát khó khăn, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp hay đưa ra các gói ưu đãi lãi suất cho vay là những hoạt động được nhiều ngân hàng triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong mùa nCoV.

Dịch COVID-19 đã khiến không ít doanh nghiệp trong nước lao đao, có thể có nguy cơ phá sản nếu không được hỗ trợ kịp thời. Nhiều doanh nghiệp dù rất khó khăn nhưng vẫn phải đi đến quyết định cắt giảm nhân sự, chi phí lương hay tạm thời không chia cổ tức… nhằm nỗ lực thích nghi trước dịch bệnh.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ xây dựng Bảo Yến (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ từ sau Tết Nguyên đán tới nay, công ty gần như không có khoản thu nào bởi các khách đặt tour đi du lịch, khách thuê xe tự lái đều hủy. Vận tải đường dài hay xe buýt cũng không có khách đi trong khi công ty vẫn phải duy trì các chi phí vận hành doanh nghiệp, chi phí nhân công cho hơn 1.500 cán bộ nhân viên. Ước tính trong mấy tháng qua, công ty đã thiệt hại khoảng 80 tỷ đồng.

Cùng chung nỗi niềm với anh Tuấn, chị Hương Giang, hiệu trưởng một trường mầm non tư thục tại Ba Đình, Hà Nội cũng cho biết, từ khi có dịch bệnh, trường của chị liên tục phải đóng cửa chưa biết khi nào có thể hoạt động trở lại. Mặc dù không thể mở cửa hoạt động nhưng hiện chị Giang vẫn phải chi trả các khoản chi phí để vận hành doanh nghiệp của mình như trả lương cho các giáo viên, chi phí thuê nhà… Chị chia sẻ: "Tôi cũng không nỡ cho các giáo viên nghỉ bởi nếu cho nghỉ, sau khi hết dịch trường sẽ không có giáo viên, lúc đó đi tìm người còn khó hơn gấp nhiều lần".

Nhiều doanh nghiệp đang được nhận sự hỗ trợ kịp thời từ ngân hàng - Ảnh 1.

Giao dịch ngân hàng tại TPBank mùa COVID-19 (Ảnh: TPBank).

Thấu hiểu những khó khăn do dịch nCoV mang lại cho các doanh nghiệp, ngay từ đầu tháng 2/2020, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã nhanh chóng đưa ra nhiều giải pháp kịp thời và phù hợp với mong muốn của nhiều khách hàng.

Anh Anh Tuấn cho biết: "TPBank đã có những hỗ trợ rất tốt dành cho doanh nghiệp chúng tôi. Ngay khi có thông tư của NHNN, TPBank đã cử nhân viên trực tiếp tới khảo sát tình kinh doanh của doanh nghiệp, lắng nghe những mong muốn của doanh nghiệp và sau đó đưa ra quyết định cơ cấu lại nợ cho công ty. Tôi thấy TPBank đã rất có trách nhiệm với khách hàng, giúp chúng tôi giảm bớt rất nhiều nỗi lo về tài chính."

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank, cho biết ngay từ sau khi NHNN ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN, TPBank đã triển khai ngay các hoạt động hỗ trợ khách hàng bằng các quy định, hướng dẫn cụ thể, trong đó quy định rõ về các đối tượng, điều kiện được hưởng hỗ trợ cũng như các hình thức hỗ trợ của ngân hàng với các khách hàng trên toàn quốc.

"Chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng như cơ cấu nợ, giãn nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đồng thời đưa ra nhiều gói vay mới với lãi suất ưu đãi, giảm so với quy định từ 1,5 – 2,5% với tổng giá trị lên tới 12.000 tỉ đồng", ông Hưng nói thêm.

Ngân hàng triển khai việc kiểm tra, rà soát và đánh giá tình hình kinh doanh của từng khách hàng để đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Theo đó, các khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh sẽ được xem xét ân hạn nợ, miễn/giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới/tái cấp hạn mức để ổn định sản xuất kinh doanh, theo đúng các quy định của Thông tư 01, với tổng mức dư nợ được xem xét khoảng 40 – 50 nghìn tỉ đồng.

TPBank cũng xem xét giảm lãi suất cho vay với các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân hiện đang vay ngân hàng, với mức giảm từ 0,5 – 1% so với lãi suất trên hợp đồng, tổng dư nợ dự kiến được giảm lãi khoảng 30.000 tỉ đồng.

Ngay trong tháng 3/2020, TPBank thực hiện cơ cấu nợ, giãn nợ cho gần 1.000 khách hàng với tổng dư nợ trên 3000 tỉ đồng, và sẽ tiếp tục triển khai việc này trong các tháng tới. 

"Ngoài ra, để chia sẻ và giảm bớt chi phí cho khách hàng, TPBank cũng quyết định miễn toàn bộ các loại phí giao dịch trong nước cho tất cả các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua tất cả các kênh online hoặc tại quầy, hay tại VTM, ATM", Tổng giám đốc TPBank chia sẻ.

Không chỉ có những biện pháp hỗ trợ sát sườn với doanh nghiệp, mới đây, TPBank cũng đã ủng hộ 5 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch. Ngân hàng cũng đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng trực tuyến nhẵm hỗ trợ khách hàng không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Được biết, mới đây nhất, TPBank đã đưa ra chương trình chung tay chống dịch COVID-19 dành cho khách hàng gửi tiết kiệm online tại ngân hàng. Theo đó, với mỗi khách hàng gửi tiết kiệm online tại ứng dụng TPBank eBank với giá trị sổ tiết kiệm trên 50 triệu đồng, TPBank sẽ thay mặt khách hàng ủng hộ 111.999 đồng vào tải khoản của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Đây cũng chính là những hành động thiết thực của TPBank để khẳng định sự đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp và cộng đồng, thể hiện trách nhiệm của ngân hàng với xã hội và người dân.

Bích Thu