|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhiều cổ đông lớn lướt sóng cổ phiếu TKG

08:33 | 01/03/2024
Chia sẻ
3 cổ đông lớn gồm bà Đinh Thị Thùy, ông Vũ Khánh Hòa và ông Bùi Văn Sĩ có động thái giao dịch cổ phiếu trái chiều trong khoảng 2 tháng gần đây.

Sau khi CTCP giao dịch hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh thoái vốn vào cuối tháng 9/2023, tình hình sở hữu của cổ đông lớn tại CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh (Mã: TKG) lại tiếp tục biến động trong khoảng 2 tháng gần đây (đến 29/2).

Trong đó, 3 cổ đông gồm bà Đinh Thị Thùy, ông Vũ Khánh Hòa và ông Bùi Văn Sĩ có động thái giao dịch trái chiều, khi trở thành cổ đông lớn rồi lại bán cổ phiếu ra sau đó.

Cụ thể, bà Đinh Thị Thùy từng mua 380.000 cp vào cuối năm 2023, nâng tỷ lệ sở hữu vượt 6% vốn, sau đó bán 128.800 cp vào 12/1, tỷ lệ xuống dưới 4% vốn.

Ông Bùi Văn Sỹ mua 92.500 cp vào 15/1 và trở thành cổ đông lớn nắm 5,09% vốn. Tuy nhiên sau đó, ông Sỹ bán 57.100 cp vào 24/1, hạ tỷ lệ xuống 4,2% vốn.

Mới nhất, ông Vũ Khánh Hòa liên tiếp bán 74.200 cp vào 25/1 và 285.500 cp vào 26/1. Ông Hòa tỷ lệ sở hữu từ 6,01% vốn xuống còn 0,19% vốn.

Ở diễn biến khác, bà Đoàn Thị Thanh Yến đã mua 250.000 cp vào 19/1, gấp đôi tỷ lệ sở hữu từ 3,96% vốn lên thành 7,92% vốn và trở thành cổ đông lớn.

Trong khi đó, ông Đặng Minh Khôi đăng ký mua 1 triệu cp từ ngày 29/11/2023 đến 28/12/2023 (chưa sở hữu trước giao dịch). Tuy nhiên, ông không mua bất kỳ cổ phiếu nào do thay đổi kế hoạch tài chính. Thông tin liên quan, ngày 24/1, ông Đặng Minh Khôi vừa có đơn từ chức Phó Tổng Giám đốc vì lý do cá nhân.

Song song với những xáo trộn sở hữu cổ đông lớn, cổ phiếu TKG chứng kiến biến động đáng kể trong những ngày đầu năm.

Thị giá tăng từ 8.200 đồng/cp đầu năm lên đỉnh 14.700 đồng/cp vào 11/1 (tăng 79%), sau đó giảm trở lại 46% về 7.900 đồng/cp kết thúc tháng 2. Khối lượng giao dịch bình quân phiên trong 2 tháng đầu năm đạt 590.000 đơn vị.

Diễn biến thị giá 2 tháng đầu năm. Biểu đồ: FireAnt.

Xuân Nghĩa

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.