|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc tăng trở lại

14:49 | 04/10/2016
Chia sẻ
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 9 tăng khi các nhà máy thép tăng sản lượng bất chấp căng thẳng trong thương mại toàn cầu về xuất khẩu thép của nước này.

Theo số liệu của Chuỗi nguồn cung và Dự báo Hàng hóa Thomson Reuters, khoảng 82,5 triệu tấn quặng sắt - được sử dụng trong sản xuất thép - đã cập các cảng của Trung Quốc trong tháng 9, tăng 2,5% so với tháng 8 và sát mức kỷ lục trong tháng 7.

Số liệu của Thomson Reuters có thể không hoàn toàn khớp với số chính thức của Hải quan Trung Quốc nhưng thường cao hơn khoảng 4%. Trung Quốc - tiêu thụ 2/3 lượng quặng sắt toàn cầu - sẽ công bố số liệu chính thức của tháng 9 vào ngày 8/10 tới đây.

Carsten Menke, nhà phân tích tại Julius Baer, cho biết, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc có thể vẫn tăng mạnh đến hết năm không chỉ vì các nhà máy thép cảu nước này sẽ thay thế nguồn quặng sắt nội địa bằng nguồn nhập khẩu giá rẻ hơn mà còn vì nhu cầu thép hoặc giá thép đang tăng.

"Một lượng lớn quặng sắt vẫn cập các cảng Trung Quốc vào thời điểm nhu cầu thép theo mùa chậm lại".

Xuất khẩu thép năm 2016 của Trung Quốc có thể sẽ vượt mức kỷ lục 112 tấn của năm 2015 bất chấp những "chỉ trích" của các đối thủ toàn cầu - đã cáo buộc Trung Quốc ồ ạt xuất khẩu thép giá rẻ khi nhu cầu nội địa trì trệ.

Sản lượng thép của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay chỉ giảm 0,1%, theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), bất chấp Bắc Kinh cam kết cắt giảm 45 tấn công suất thép dư thừa trong năm nay.

Trong 10 ngày đầu của tháng 9, sản lượng thép của các nhà máy lớn của Trung Quốc tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước và lên cao nhất kể từ tháng 6, phần nào giúp giải thích tại sao nhập khẩu quặng thép của nước này tăng lên.

Mạnh Đức

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.