Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 5 và các tháng kế tiếp.
VSSA cho biết đường nhập lậu và đường nhập khẩu chính ngạch với ưu thế giá rẻ tiếp tục làm chủ thị trường. Điều này khiến giá đường trong nước đang ở thấp hơn giá thành sản xuất, các doanh nghiệp có tồn kho lớn.
OECD dự báo đến năm 2030, mức tiêu thụ đường trên đầu người hàng năm trên thế giới sẽ tăng từ 22 kg lên 23 kg. Ở điều kiện bình thường, cung - cầu cân bằng sẽ tạo ra sự ổn định về giá.
Chuyên gia cảnh báo Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào đường nhập khẩu như Malaysia và Đài Loan nếu liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp lỏng lẻo, thiếu minh bạch và không phân chia lợi nhuận rõ ràng.
Sau khi Bộ Công Thương áp thuế với đường Thái Lan, điều tra CBPG với đường từ 5 nước ASEAN đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đường nội địa và giá mía, đường trong nước. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp mía đường mở rộng diện tích và tăng trưởng lợi nhuận.
Lượng nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN tăng đột biến sau 3 tháng Bộ Công Thương áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá với đường Thái Lan. Động thái này cho thấy dấu hiệu lẩn tránh thuế nghiêm trọng.
Sau khi bị áp thuế CBPG và CTC, đường Thái Lan xuất khẩu vào Việt Nam đã giảm 8 tháng liên tiếp và mở ra cơ hội phục hồi cho ngành mía đường trong nước.
Agriseco cho biết giá đường trong nước đang ở mức cao nhất trong 4 năm qua và đà tăng bền vững trong thời gian tới. Qua đó, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp đường sẽ cải thiện.
Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam 5 tháng đầu năm nay đã gia tăng mức độ bùng nổ ở mức hơn 320.000 tấn so với cùng kỳ chỉ hơn 20.000 tấn.
Ngày 28/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản trả lời Bộ Công Thương về việc điều hành nhập khẩu mặt hàng đường theo hạn ngạch thuế quan năm 2021. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị việc đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường thực hiện trong quý III.
Lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đã gia tăng mức độ bùng nổ ở mức hơn 188.200 tấn trong ba tháng đầu năm 2021, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ hơn 3.280 tấn.
Đường sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được, khi giá đường nhập khẩu chính ngạch (theo ATIGA) cạnh tranh lẫn nhau đẩy giá càng ngày càng thấp hơn, đến mức thấp hơn giá vốn nhập khẩu.
Sau một thập kỉ, Ấn Độ một lần nữa xuất khẩu đường thô sang Trung Quốc vì chính phủ quốc gia này đang nhắm tới các thị trường quốc tế để làm giảm lượng dự trữ dư thừa, nguyên nhân khiến giá đường giảm và tạo ra tình trạng khủng hoảng tài chính tại nhiều nhà máy đường.