|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu đồng của Trung Quốc giảm hơn 9% trong 5 tháng đầu năm

17:32 | 11/06/2019
Chia sẻ
Nhập khẩu đồng chưa gia công tháng 5 của Trung Quốc giảm 10,9% so với tháng 4 xuống 361.000 tấn, trong dấu hiệu bi quan về tăng trưởng kinh tế tại nhà tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, theo dữ liệu hải quan chính thức.

Theo đó, nhập khẩu đồng chưa gia công, gồm cả sản phẩm đồng anode, tinh luyện và bán thành phẩm đã giảm từ 405.000 tấn trong tháng 4 và giảm 23,2% so với cùng kì năm ngoái là 470.000 tấn. 

Trong 5 tháng đầu năm, khối lượng nhập khẩu đạt 1,95 triệu tấn, giảm 9,4%, dữ liệu Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết. 

Khối lượng nhập khẩu đồng giảm vì Trung Quốc áp các qui định nghiêm ngặt hơn về nhập khẩu đồng phế liệu từ ngày 1/7, với nhiều thành phần trong ngành dự đoán số tàu chở phế liệu cập cảng giảm mạnh trước đó. 

Đồng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất, và nhu cầu đối với kim loại này được xem là thước đo sức khỏe của một nền kinh tế. 

Nhập khẩu đồng của Trung Quốc giảm hơn 9% trong 5 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters.

Hoạt động sản xuất của nhà máy tại Trung Quốc giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 5, trong một dấu hiệu xấu về nhu cầu, ít nhất là đối với đồng chưa gia công, theo Reuters.

Tuy nhiên, nhập khẩu tinh quặng đồng, hoặc quặng đồng chế biến một phần, đạt 1,84 triệu tấn trong tháng trước. Con số này tăng 10,8% so với mức 1,66 triệu tấn trong tháng 4 và tăng 17,2% từ 1,57 triệu tấn của tháng 5/2018.

Nhập khẩu tinh quặng đồng tăng 16,6% trong năm nay vì công suất lò luyện tại Trung Quốc tăng.

Trong khi đó, xuất khẩu nhôm của Trung Quốc tăng 7,6% so với tháng 4, dữ liệu hải quan cho thấy. 

Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ kim loại được sử dụng trong mọi sản phẩm từ ô tô tới vỏ hộp lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu 536.000 tấn nhôm chưa gia công, gồm cả sản phẩm sơ khai, hợp kim và bán thành phẩm trong tháng 5.

Con số này tăng so với mức 498.000 tấn của tháng 4 và cũng tăng 11,7% so với cùng kì năm ngoái. 

Lyly Cao

M&A bất động sản một thập kỷ nhìn lại
Trong 10 năm qua, thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động và có sự phát triển đáng chú ý. Các thương vụ M&A chủ yếu tập trung vào các phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại các thành phố trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.