|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/7: Kiểm định lại vùng 1.312 – 1.315 điểm

19:00 | 15/07/2021
Chia sẻ
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường sẽ còn xuất hiện nhịp hồi phục và VN-Index có thể kiểm định lại vùng 1.312 - 1.315 điểm.

Thị trường chứng khoán trong nước có phiên phục hồi với độ rộng tích cực mặc dù thanh khoản vẫn ở mức thấp. Lực kéo chính giúp thị trường ngược dòng thành công đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, thép, chứng khoán….

Đóng cửa, VN-Index tăng 14,01 điểm lên 1.293,92 điểm, trong đó VN30-Index tăng 19,99 điểm lên 1.430,29 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 287 mã tăng/82 mã giảm, ở rổ VN30 có 20 mã tăng, 8 mã giảm và 2 mã tham chiếu.

Thanh khoản thị trường đã hạ nhiệt so với phiên hôm qua với giá tṛi khớp lệnh đạt hơn 14.097 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng trong phiên hôm nay khi mua ròng mạnh với tổng giá trị gần 720 tỷ đồng.

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/7: - Ảnh 1.

Đồ thị kỹ thuật VN-Index. (Nguồn: KBSV).

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán ngày 16/7:

Chứng khoán MB (MBS)

Thị trường đã có một số dấu hiệu tích cực về kỹ thuật sau phiên phục hồi hôm nay, biên động dao động nhỏ trong xu hướng giảm cùng với thanh khoản thấp cho thấy áp lực từ phía cung đang giảm dù phiên hôm nay lượng hàng kỷ lục về tài khoản.

Về kỹ thuật, VN-Index đang được hỗ trợ bởi MA100 trong 4 phiên vừa qua, trong kịch bản tích cực nếu chỉ số này có thể đóng cửa phiên ngày mai trên ngưỡng 1.300 điểm thì khả năng đáy ngắn hạn sẽ được xác nhận, nhịp hồi có thể đưa thị trường retest ngưỡng MA50. Do vậy, nhà đầu tư có thể giải ngân từng phần với ngưỡng hỗ trợ MA100 và kháng cự MA50.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể sẽ còn xuất hiện nhịp hồi phục và VN-Index có thể kiểm định lại vùng 1.312 – 1.315 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn đã có chiều hướng giảm, đặc biệt vùng 1.210 – 1.261 điểm được xem là vùng hỗ trợ mạnh cho thấy cơ hội ngắn hạn đang cao hơn so với rủi ro ngắn hạn hiện tại.

Điểm tích cực là lực cầu ngắn hạn có chiều hướng gia tăng tại các mức giá thấp, nhưng thanh khoản vẫn thấp cho thấy các nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường cho nên nếu nhịp hồi phục mạnh duy trì trong phiên kế tiếp thì cầu giá cao có thể cải thiện tích cực hơn.

Chứng khoán BIDV (BSC)

VN-Index chủ yếu giằng co quanh ngưỡng tham chiếu trong phiên sáng nhưng lực cầu đã xuất hiện trong phiên chiều và giúp chỉ số đóng cửa với mức tăng hơn 1%. Dòng tiền đầu tư tăng mạnh với 16/19 nhóm ngành tăng điểm. Trong khi đó, khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE và bán ròng trên sàn HNX.

Ngoài ra, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tích cực với thanh khoản suy giảm so với phiên trước. Theo đó, VN-Index vẫn chưa xác nhận việc sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục và chỉ số có thể dao động tích lũy hoặc giảm nhẹ vào phiên giao dịch cuối cùng của tuần giao dịch.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index diễn biến giằng co đầu phiên trước khi bật tăng mạnh về cuối phiên. Sau khi thử thách lại đáy ngắn hạn, nhịp tăng khá tích cực trong phiên hôm nay, chớm vượt ngưỡng kháng cự trong phiên tại 1.290 thành công, đã giúp chỉ số gia tăng cơ hội bước vào nhịp phục hồi ngắn hạn.

VN-Index cũng đang có cơ hội xác lập mô hình hai đáy nhỏ nếu tiếp tục duy trì đà hồi phục và vượt vùng cản gần quanh 1.310 trong phiên ngày mai. Trong kịch bản đó, vùng đích kỳ vọng tiếp theo được xác định tại 1.34x. Sau khi đã mở lại vị thế trading, nhà đầu tư có thể kiểm soát tỷ trọng ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.    

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.