|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/7: Tiếp tục kịch bản đi ngang?

19:46 | 13/07/2020
Chia sẻ
Giai đoạn hiện tại, thị trường vẫn sẽ chịu sự chi phối chủ yếu từ thông tin KQKD quí II của các doanh nghiệp niếm yết. Điểm tích cực là lực cầu giá thấp tiếp tục cải thiện.

Thị trường vẫn đang dao động ở vùng đỉnh thứ hai của tháng 6, thị trường tăng nhờ SAB thì điều chỉnh do SAB cũng là tất yếu, SAB đã tăng 8 phiên liên tiếp với 26,3% (theo giá đóng cửa) là mức lợi nhuận rất hấp dẫn. Mất trụ SAB cùng việc suy yếu của nhóm ngân hàng và Vingroup là nguyên nhân kiến thị trường trượt dốc trong phiên chiều. 

Kết phiên, VN-Index giảm 2,49 điểm (0,29%) xuống 871,49 điểm, HNX-Index giảm 0,01% xuống 115,65 điểm, UPCoM-Index tăng 0,05% lên 57,28 điểm.

Mức giảm phiên này chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu bluechips và dòng tiền chuyển sang nhóm midcap để tìm cơ hội khi thị trường vẫn dao động ở vùng đỉnh thứ hai của tháng 6. 

Thanh khoản phiên này giảm tuy nhiên vẫn giữ được ở mức cao với giá tṛi khớp lệnh đạt hơn 3.490 tỉ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn biến không mấy tích cực khi quay tiếp tục bán ròng với tổng giá trị gần 61 tỉ đồng.

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán ngày 14/7:

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/7: Tiếp tục kịch bản đi ngang? - Ảnh 1.

Nguồn: Chứng khoán FSC

CTCP Chứng khoán MB (MBS)

Lúc này, các thị trường trên thế giới vẫn duy trì đà tăng với sự dẫn dắt từ thị trường Trung Quốc, ở trong nước là câu chuyện thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, sau SAB là FPT khi SCIC đấu giá trọn lô 46 triệu cp FPT, ước thu tối thiểu 2.273 tỉ đồng. 

Về kĩ thuật, xu hướng tăng của thị trường vẫn không bị ảnh hưởng sau hai phiên điều chỉnh vừa qua, ngưỡng kháng cự của thị trường ở 880 điểm đến 885 điểm, trong khi ngưỡng hỗ trợ ở 850 điểm đến 860 điểm.

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

VN-Index tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ vùng 862 - 868 điểm trong phiên kế tiếp. Chỉ số có thể có sự hồi phục tăng điểm trở lại từ vùng hỗ trợ này. 

Về tổng thể, đà tăng ngắn hạn của thị trường vẫn đang được duy trì với đích đến nằm tại vùng kháng cự quanh 888 điểm trong ngắn hạn. Giai đoạn hiện tại, thị trường vẫn sẽ chịu sự chi phối chủ yếu từ thông tin KQKD quí II của các doanh nghiệp niếm yết.

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể tiếp tục đi ngang hoặc tăng nhẹ trong phiên kế tiếp. Dòng tiền vẫn ở mức thấp cho thấy kịch bản đi ngang vẫn tiếp tục xảy ra trong một vài phiên tới, điểm tích cực là lực cầu giá thấp tiếp tục cải thiện. Đồng thời, tâm lý nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục được cải thiện tích cực hơn.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ánh Hường

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.