|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán 19/6: Tiếp tục điều chỉnh, giằng co?

19:34 | 18/06/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục điều chỉnh với các nhịp giằng co, tăng giảm đan xen trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, VN-Index vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 930-940 điểm.

Kết thúc phiên 18/6, VN-Index giảm 2,94 điểm tương đương 0,31% về 944,01 điểm. Trên sàn HNX, chỉ số đóng cửa ở mức 103,75 điểm, tăng 0,25 điểm tương đương 0,24% so với phiên trước. Trong rổ VN30, số mã giảm điểm chiếm ưu thế với 18 mã so với 8 mã tăng điểm.

Các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index hôm 18/6 là TCB, MSN và VIC khi lấy đi của chỉ số lần lượt 0,34, 0,34 và 0,33 điểm. Ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số là VCB, HPG và HVN khi đóng góp vào chỉ số lần lượt 0,82, 0,34 và 0,08 điểm tăng. Thanh khoản trên sàn HOSE đạt 107 triệu cổ phiếu, tăng nhẹ so với mức 104 của hôm 17/6.

Về diễn biến nhóm ngành, phần lớn các nhóm ngành đều giảm điểm. Nhóm cổ phiếu truyền thông giảm mạnh nhất với 3,79% do ảnh hưởng của việc YEG giảm 5,2%. Nhóm cổ phiếu Y tế giảm 1,21% do DHG, TRA, DCL và JVC giảm điểm. Các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản hay dầu khí đều giảm điểm, với mức giảm lần lượt là 0,11%, 0,38% và 0,40%. Về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại có phiên mua ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 16 tỉ đồng.

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán ngày 19/6:

3830_thitruongchungkhoan10doanhnhansaigon-1523350023

Hình minh họa.

Tiếp tục giằng co

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

Thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục điều chỉnh với các nhịp giằng co, tăng giảm đan xen trong phiên kế tiếp. VN-Index vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 930-940 điểm và BVSC kỳ vọng chỉ số sẽ sớm xuất hiện phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại từ vùng hỗ trợ này.

Tuần này là thời điểm các quỹ ETFs thực hiện tái cơ cấu danh mục quý II và đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 6 nên các cổ phiếu trong danh mục của hai quỹ này và rổ VN30 dự kiến sẽ có biến động tương đối khó lường. Các cổ phiếu ngân hàng nhiều khả năng sẽ có diễn biến hồi phục ngắn hạn với sự dẫn dắt của VCB. Nhóm dầu khí có khả năng sẽ có thêm nhịp giảm về dưới mức thấp nhất được tạo thành trong giai đoạn cuối tháng 5, trước khi được kỳ vọng sẽ hồi phục tăng điểm trở lại.

Nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục ở mức trung bình thấp 30-35% cổ phiếu trong giai đoạn này. Có thể thực hiện các hoạt động mua trading, ưu tiên các vị thế có sẵn trong danh mục khi thị trường giảm mạnh về vùng hỗ trợ 930-940 điểm. Tập trung vào một số ngành được hỗ trợ từ các yếu tố vĩ mô hoặc vẫn duy trì được xu hướng tăng nhưng giá đang giảm về các vùng hỗ trợ như ngân hàng, dầu khí, khu công nghiệp, …

Tiếp tục xu hướng điều chỉnh

Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

Trong phiên giao dịch tiếp theo 19/6, VN-Index có thể tiếp tục xu hướng sideway down với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 940 điểm tương ứng với đáy ngắn hạn trước đó. Nhà đầu tư vẫn có thể duy trì danh mục cổ phiếu ở mức vừa phải trong giai đoạn này và đứng ngoài quan sát diễn biến của thị trường.

Rủi ro giảm đang ở mức khá cao

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

VN-Index đang được hỗ trợ tại vùng đáy gần (939 điểm) nhưng rủi ro giảm của VN-Index vẫn đang khá cao do xu hướng tiêu cực đang lấn át. Nhà đầu tư vẫn nên tập trung quản trị rủi ro danh mục, đưa tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn và chờ dấu hiệu hỗ trợ tạo đáy cụ thể của thị trường.

Cung cầu không ổn định

Chứng khoán MB (MBS)

Thị trường đang trong tuần cơ cấu danh mục ETF nên cung cầu thường không ổn định, do vậy các tín hiệu kỹ thuật có thể bị nhiễu và độ tin cậy có thể không cao.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Minh Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.