|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Nhà đầu tư vào Việt Nam vì giá đất rẻ, quản lý môi trường lỏng lẻo

20:23 | 05/01/2017
Chia sẻ
Đó là nhận định của ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng phòng Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 

Phát biểu tại hội thảo do Viện nghiên cứu kinh tế quản lý Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 5/1 về cơ chế chính sách cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng phòng pháp chế của VCCI đã có phân tích về những lý do hàng đầu nhà đầu tư chọn Việt Nam.

Theo ông Tuấn, nhà đầu tư vẫn chọn Việt Nam để rót tiền mặc dù chất lượng điều hành, hay hạ tầng chưa cao vì giá đất rẻ và quản lý môi trường còn lỏng lẻo. Việt Nam có lợi thế đối với nhà đầu tư vì dễ tính. Bên cạnh đó là các yếu tố về cơ hội kinh doanh, chất lượng lao động.

Tuy nhiên dịch vụ công còn chưa tốt đang là một trong những điểm nghẽn tăng trưởng, khiến nhà đầu tư chưa hài lòng.

Ông Tuấn dẫn chứng về câu chuyện cung cấp điện, nhiều nhà đầu tư đánh giá, việc cung cấp điện năng tại Đà Nẵng tương đối tốt, nhưng tại Hải Phòng chưa làm tốt. Nhiều doanh nghiệp không được thông báo trước khi cắt điện, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Hiện chỉ có Đà Nẵng làm tốt việc này, cứ 10 doanh nghiệp thì có 8 doanh nghiệp được thông báo trước, tránh rủi ro lớn trong điều hành sản xuất.

Về chất lượng internet, ông Tuấn cho rằng đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng chưa hài lòng với các đầu tư hạ tầng trong nước.

Đưa ra sáng kiến về việc cải thiện chất lượng dịch vụ công, ông Đậu Anh Tuấn cho hay nên lấy sức ép của thị trường làm thước đo khi cải cách dịch vụ công.

Ông nói: "Tôi đã có buổi nói chuyện tương đối thú vị với nguyên Thống đốc bang Massachusetts của Mỹ, ông là người nổi tiếng trong việc cải cách dịch vụ công. Ông cho biết khi bộ máy cung cấp nặng nề, hãy lấy bảng chào giá của công ty dịch vụ uy tín nhất bên ngoài, và tính toán cho các bộ phận dịch vụ công của bang, nhiệm vụ của bang có bộ máy riêng phải có chi phí tối đa bằng công ty cung cấp bên ngoài và lấy thị trường làm thước đo".

Ông Tuấn cho biết, hiện ở Hải Phòng bắt đầu thuê phí sử dụng hạ tầng công ích. Các container không nộp tờ khai ở Hải Phòng sẽ phải nộp tận thu 2,6 triệu đồng/cont mỗi cảng biển. Theo ông, ở Việt Nam dù không hài lòng nhưng nỗ lực cải thiện ít hơn nỗ lực tận thu.

Nhà đầu tư gặp bất lợi khi dịch vụ công chưa đáp ứng tốt nhu cầu. Về điều này, ông Vũ Thừa Ân, Vụ Kết cấu Hạ tầng và đô thị (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng chúng ta đã thực hiện chính sách đặt hàng, đấu thấu trong xử lý chất thải, nước thải, các dịch vụ công như nước, làm sạch môi trường, xử lý chất rắn tại bệnh viện... tuy nhiên gặp khó trong việc chưa có định mức kinh tế kỹ thuật để đưa vào đó làm căn cứ đánh giá. Do đó dịch vụ công chưa được đánh giá rõ ràng.

nha dau tu vao viet nam vi gia dat re quan ly moi truong long leo
Chất lượng dịch vụ công tốt giúp nâng cao môi trường đầu tư

Ông Ân cho rằng, bài học nhãn tiền ở câu chuyện đường nước sông Đà 20 lần bị vỡ nhưng người dân vẫn phải chịu thiệt mặc dù về nguyên tắc khi có hợp đồng kinh tế, nếu không cung cấp đủ nước thì phải đền bù hợp đồng, nộp phạt.

Ủng hộ tư nhân hoá dịch vụ công, ông Lê Văn Cư, Phó Viện trưởng Viện kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng cho rằng cần thiết có tư nhân hoá dịch vụ công, nhưng phải cân nhắc kỹ các yếu tố.

Ông cho rằng thế giới đã có nhiều bài học khi tư nhân hoá các dịch vụ vệ sinh, giao thông triệt để đến khi công ty tư nhân đòi tăng giá, biểu tình, gây sức ép cho chính quyền. Ông Cư cho rằng có thể giao cho tư nhân làm một bộ phận không nên giao tất cả, để doanh nghiệp tư nhân chi phối dễ dẫn đến lũng đoạn.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh cần phải giám sát minh bạch dịch vụ công, phải tiết kiệm từng đồng ngân sách của người dân. Ông cho rằng mỗi đồng thuế của người dân phải tạo ra một giá trị nào đó chứ không phải giải ngân và không quy trách nhiệm cho ai, đồng thời cần có áp lực để luôn thay đổi.

Các chuyên gia khẳng định chất lượng dịch vụ công tốt cũng là yếu tố thu hút các nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư.

Hải Minh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.