|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhà đầu tư ồ ạt đổ tiền vào Hành Lang Kinh Tế Phía Đông Thái Lan

15:46 | 05/12/2018
Chia sẻ
Dự án Hành Lang Kinh Tế Phía Đông (EEC) của Thái Lan đang được phát triển với dự kiến trở thành một nút giao thương mại lớn cho nền kinh tế, đầu tư cũng như giao thương lớn của khu vực. Bên cạnh đó, dự án cũng tham vọng mở cửa cho các chiến lược thương mại mới của các nhà đầu tư vào Đông Nam Á.
 
nha dau tu o at do tien vao hanh lang kinh te phia dong thai lan

Nhân công làm việc tại Khu công nghiệp Map Ta Phut ở Rayong vào ngày 10/03/2010

Hành Lang Kinh Tế Phía Đông chấp thuận 10 tỉ USD vốn đầu tư từ tháng 4

Với phạm vi bao phủ lớn, lên đến 13.000 km2 kéo dài xuống các tỉnh đồng bằng phía Đông như Rayong, Chonburi và Chachoengsao, dự án là một phần của dự án khổng lồ Thái Lan 4.0 mà chính phủ Thái đang hướng đến để thay đổi, đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng như ảnh hưởng của quốc gia này khắp Đông Nam Á.

EEC dự kiến sẽ thu hút khoảng 46 tỉ USD vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp đang phát triển (S-Curved) bao gồm ngành công nghiệp ô tô thế hệ kế tiếp, hàng không – hậu cần, điện tử thông minh, y học và sức khỏe du lịch, thực phẩm, tự động hóa và công nghệ robot, nông nghiệp và sinh hóa học.

Trong những cập nhật gần đây, hơn 18 doanh nghiệp từ Thái và các quốc gia khác bày tỏ sự quan tâm vào các gói thầu đầu tư tổng giá trị lên đến 1,7 tỉ USD vào cảng nước biển sau Map Thaput.

Các nhà đầu tư lớn có thể kể đến như doanh nghiệp từ Thái Lan PTT Global Chemical, Ratchaburi Electricity Generating Holding, hay các doanh nghiệp nước ngoài như Boskalis International và China Communication Construction.

Dự án thầu tại cảng Map Thaput là 1 trong 5 đại dự án của EEC nằm gần địa phận du lịch nổi tiếng, Pattaya ở phía đông vịnh Thái Lan. Với phạm vi 435 ha, dự án đầu tư xây dựng cảng Map Thaput hướng đến đẩy mạnh mở rộng ngành công nghiệp dầu khí tại đây. Chính phủ Thái sẽ thông báo kết quả trúng thầu vào tháng 2/2019 và dự án dự kiến hoàn tất vào năm 2024.

Ở một khía cạnh khác, kể từ tháng 4/2018, đã có 259 dự án đầu tư trực tiếp vào các khu vực thuộc Hành Lang Kinh Tế Phía Đông với giá trị lên đến gần 10 tỉ USD nguồn vốn đã được chấp thuận.

Trong đó có 133 dự án tại tỉnh Chonburi với giá trị ở mức 3,76 tỉ USD, 93 dự án tại tỉnh Rayong đạt mức 5,22 tỉ USD và 33 dự án tại tỉnh Chanchoengsao với mức đầu tư là 970 triệu USD.

nha dau tu o at do tien vao hanh lang kinh te phia dong thai lan

Ngoài ra, thêm một dự án khác cũng thuộc phạm vi của EEC là dự án mở rộng cảng Laem Chabang, tọa lạc ở phía bắc thành phố Pattaya.

Theo nguồn tin từ Cục Hải Cảng Thái Lan (Port Authority of Thailand), 32 doanh nghiệp trong đó gồm 17 doanh nghiệp Thái và 15 doanh nghiệp ngoại quốc đã tham gia chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho dự án. Dự án mở rộng cảng này sẽ xây dựng thêm hai bến tàu mới cho các tàu vận hàng.

Thái Lan làm gì để thu hút đầu tư trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?

Tuy nhiên, với những chuyển biến trong tình hình kinh tế - chính trị toàn cầu hiện nay do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng lên tâm lý của các nhà đầu tư, qua đó có thể gây tác động lớn đến kế hoạch của Thái Lan.

Chính phủ Thái cũng đã có những đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy EEC cũng như quảng bá các cơ hội đầu tư lớn trong dự án này, nhằm cải thiện lòng tin nhà đầu tư.

Để tạo thêm sức hút, chính phủ Thái đã nới lỏng nhiều đạo luật và chính sách để tạo điều kiện, khích lệ nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào EEC.

Các chính sách ưu đãi mới bao gồm 0% thuế thu nhập cho các tập đoàn, doanh nghiệp lên đến 15 năm; miễn trừ các hạn chế trong quyền sở hữu đất đai; các ưu đãi mới trong các hợp đồng thuê đất dài hạn lên đến 99 năm đối với các khu công nghiệp và thương mại; hỗ trợ visa kinh doanh 5 năm và mức thuế suất thu nhập cá nhân cao nhất chỉ 15%.

Hơn nữa Thái Lan cũng bày tỏ tham vọng của mình trong nhu cầu tăng cường phát triển cho các ngành công nghệ tương lai như công nghệ robot, tự động hóa, điện tử thông minh và nhiên liệu sinh học.

Cục Sở Hữu Công Nghiệp Thái Lan (IEAT) được giao trách nhiệm hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp trên trong phạm vi dự án EEC để theo sát các mục tiêu chuyển đổi số của dự án Thái Lan 4.0.

Thái Lan 4.0 đang đóng vai trò là mô hình kinh tế mới nhằm giải phóng quốc gia này khỏi phụ thuộc vào ngành nông nghiệp truyền thống đã ăn sâu vào gốc rễ của các mô hình kinh tế trước đây. Bốn tiêu chí lớn của dự án Thái Lan 4.0 bao gồm cải thiện hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, cải thiện các tiêu chuẩn về môi trường và cuối cùng là nâng cao giá trị con người.

Với mục tiêu trên, IEAT đã xây dựng khu phức hợp công nghệ cao Smart Park Industrial, hướng tới phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật số và đời sống hiện đại.

Khu phức hợp gồm một Trung Tâm Dữ Liệu lớn với hệ thống kết nối Internet tốc độ cao cùng hệ thống bảo mật thông tin cấp quốc gia, để tối ưu khả năng phát triển kỹ thuật số của các công nghệ khác liên quan.

Dự án EEC được phát triển vào thời điểm rất thích hợp, nhất là với tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay.

Với tình hình chung như hiện nay, các dự đoán cho rằng Thái Lan sẽ có những sụt giảm mạnh trong xuất khẩu những năm tới, qua đó khiến kinh tế quốc gia này sẽ có những trì trệ nhất định.

Tuy nhiên với sự cất cánh của EEC trong cùng khoảng thời gian, những hiệu ứng kinh tế tiêu cực trên có thể sẽ không đáng lo ngại như dự báo và mở ra một tương lai triển vọng hơn cho nền kinh tế xứ chùa Vàng.

Xem thêm

Cẩm Tiên

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.