Nhà đầu tư cần biết: Phân tích cơ bản về nến, nghệ thuật đọc tâm lí và hành vi giao dịch từ nến
Khi phân tích đồ thị, hình thức phân tích giá cơ bản nhất là so sánh giá đóng cửa từ ngày hôm trước với ngày hôm sau. Khi có sự thay đổi giá đóng cửa được cho là tích cực (giá đóng cửa ngày hôm sau cao hơn ngày hôm trước) hoặc tiêu cực (giá đóng cửa ngày hôm sau thấp hơn ngày hôm trước).
Phương pháp này bỏ qua tất cả các hành động trong ngày mà chỉ tập trung vào phần thông tin chính đó là giá đóng cửa của các phiên giao dịch và cũng là dữ liệu tài chính được nhiều người quan tâm, tìm kiếm nhiều nhất.
Giá đóng cửa không thể hiện hết được những biến động trong phiên của cổ phiếu trong ngắn hạn và các biện pháp đối ứng khi thị trường có nhiều biến động. Ảnh: MMA Stock
Việc phân tích dựa trên giá đóng cửa theo các nhà phân tích dài hạn là thông tin hữu ích nhất nhưng có một hạn chế là không nắm bắt được những biến động trong ngắn hạn để đưa ra các biện pháp đối ứng khi thị trường có sự biến động.
Do vậy, khi phân tích các chuyển động ngắn hạn, các biến động trong ngày cũng cho thấy các thông tin quan trọng để phục vụ cho phân tích dài hạn.
Việc ra đời thanh giá – cụ thể là nến Nhật đại diện cho sự tương tác giữa cung – cầu trong một khoảng đơn vị thời gian nhất định. Trong một cây nến nó chứa đựng đầy đủ các thông tin biến động của giá trong khung thời gian nhất định thông qua bốn cơ sở gồm: O, H, L vs C.
Cấu tạo của nến
O – Open: Giá trị mở cửa là giao dịch đầu tiên trong ngày
Nó thể hiện cho vị trí mong muốn của các NĐT để bắt đầu ngày mới, đồng thời là sự thay đổi mong muốn của các NĐT định vị lại danh mục đầu tư của họ cho một ngày mới sau một ngày giao dịch trước đó. Sự thay đổi từ giá đóng cửa trước đó với giá mở cửa phản ánh biến động của những tâm lí, hành vi mới này.
Ngoài ra các tổ chức đang tìm cách gom cổ phiếu (hoặc phân phối) ở một vị trí thường đặt lệnh mở cửa vì giao dịch mở thường là giao dịch lớn nhất, thanh khoản tốt nhất trong ngày. Theo cách này, giá mở có thể là một trong những thời điểm tốt nhất để tích lũy/phân phối một khối lượng lớn cổ phiếu làm giảm thiểu tác động lên giá cổ phiếu.
H – Hight: Mức cao là điểm cao nhất mà cổ phiếu đạt được giao dịch trong phiên
Mức giá cao nhất cũng là điểm xa nhất mà những người đầu cơ giá lên có thể đẩy lên cao nhất (Sự hưng phấn tột đỉnh trong phiên của các nhà đầu cơ giá lên) trước khi người bán lấy lại quyền kiểm soát để đẩy cổ phiếu xuống. Mức cao thể hiện một thành trì của người bán và là kháng cự cứng đối với người mua.
Khi cổ phiếu đóng cửa ở mức cao nhất, không gặp phải sự kháng cự thực sự nào từ người bán. Động thái đó thể hiện sức mạnh và cũng là sự thắng thế tạm thời của bên mua. Đồng thời thể hiện một sự thụt lùi tạm thời của bên bán.
L – Low: Mức thấp nhất là điểm thấp nhất mà cổ phiếu được giao dịch trong phiên
Mức thấp nhất là điểm xa nhất mà những con gấu có thể bán xuống trước khi người mua lấy lại quyền kiểm soát để đẩy giá lên. Mức thấp nhất đại diện cho một khu vực tồn tại lực cầu đủ để hỗ trợ ngăn giá xuống thấp hơn.
Khi giá đóng cửa ở mức thấp nhất, không gặp phải lực cầu hỗ trợ mua. Thông tin này thể hiện sự thắng thế của bên bán hay nói cách khác nó thể hiện sự thất vọng của bên bán và không kỳ vọng của bên mua.
C – Close: Giá đóng cửa là giá cuối cùng được thỏa thuận giữa người mua và người bán kết thúc phiên giao dịch
Đây có lẽ là phần thông tin quan trọng nhất của tất cả các dữ liệu tài chính. Kết thúc là sự đánh giá cuối cùng của thị trường với rất nhiều biến động trong một phiên. Nó là kết quả của một trận đấu giữa gấu và bò. Nó là những niềm tin, sự kỳ vọng, sự tham lam, nỗi thất vọng trong cả phiên giao dịch của NĐT.
Giá đóng cửa thể hiện toàn bộ tâm lí, hành vi của NĐT trong một phiên giao dịch và cũng là hình ảnh mong muốn mà họ sẽ thấy ở giá mở cửa của phiên tiếp theo.
Điều này đặc biệt đúng với giá đóng cửa trong ngày, tuần, tháng, quý và năm. Những người nắm giữ các vị trí này cho biết họ sẵn sàng giữ các vị trí này qua đêm hoặc cuối tuần và các tổ chức muốn báo cáo quyền sở hữu trên sổ sách của họ.
Phạm vi của sự biến động giá
Đây là sự dao động của giá trong suốt cả phiên giao dịch, là phạm vi kéo dài giữa điểm cao nhất vs điểm thấp nhất. Nó được đo từ đỉnh giá cao nhất (mức kháng cự mạnh nhất) đến giá thấp nhất (nơi có hỗ trợ mạnh nhất).
Kích thước của phạm vi cung cấp cho những thông tin quan trọng về vùng mà giá có thể giao động (hay vùng giá có thể biến động). Thông thường, phạm vi càng rộng, càng dễ dàng cho các lực lượng cung và cầu di chuyển giá.
Xu hướng của cổ phiếu được thể hiện thông qua nến khi bứt phá. Ảnh: MMA Stock
Tất cả những thông tin biến động về giá hoặc là các biến động tâm lý, hành vi nói trên cần phải được kết hợp phân tích cùng khối lượng giao dịch. Bời vì khối lượng giao dịch sẽ xác nhận, chứng thực các hành vi, tâm lý của giá.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/