|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Người Trung Quốc phớt lờ thịt heo vì dịch ASF

14:56 | 18/05/2019
Chia sẻ
Nhu cầu tiêu thụ thịt heo Trung Quốc đang kìm hãm đà tăng của giá heo hơi, ngay cả khi sản lượng thịt heo sụt giảm trên cả nước, giám đốc điều hành một nhà sản xuất thịt heo hàng đầu Trung Quốc Wens Foodstuff Group cho biết hôm 17/5.

Tiêu thụ giảm là do dịch tả heo châu Phi (ASF) đã tàn phá đàn heo Trung Quốc, nhà sản xuất heo lớn nhất thế giới, heo đó hạn chế nhu cầu đối với loại protein ưu thích của quốc gia châu Á.

Dịch ASF giết chết hầu hết heo nhiễm bệnh nhưng không gây hại cho người. Tuy nhiên, tin tức về dịch bệnh này có tác động tâm lý, khiến người tiêu dùng giảm tiêu thụ thịt heo trong thời gian ngắn, ông Luo Xufang, giám đốc bộ phận chăn nuôi heo của Wens, trả lời phỏng vấn của Reuters bên lề một sự kiện của ngành.

Wens là nhà chăn nuôi heo hàng đầu Trung Quốc, đồng thời là nhà sản xuất gia cầm lớn nhất.

Trung Quốc giết mổ gần 700 triệu con heo mỗi năm và thịt heo là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất.

Ông Luo không cung cấp chi tiết về sự sụt giảm tiêu thụ nhưng giá thịt heo đã tăng nhẹ kể từ đầu tháng 4, mặc dù sản lượng heo hơi giảm.

Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết đàn heo của trong tháng 4 trên cả nước đã giảm 22,3% so với năm trước.

Người Trung Quốc phớt lờ thịt heo vì dịch ASF - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Giá thịt heo Trung Quốc cũng đang được giám sát vì dự trữ thịt heo đông lạnh đang được đưa ra thị trường kể tư khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giết mổ chậm lại để tuân thủ những qui định mới để xét nghiệm dịch ASF.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp dự kiến giá sẽ tăng trong nửa sau của năm, với sản lượng tiếp tục giảm.

"Với dịch bệnh chưa được ngăn chặn, đàn heo sẽ tiếp tục giảm", theo ông Qin Yinglin, Chủ tịch Muyuan Foods, công ty chăn nuôi heo lớn thứ hai của Trung Quốc.

Cuối ngày 16/5, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hu Chunhua cho biết người chăn nuôi heo phải được khuyến khích để khôi phục lại các trang trại vì lo ngại tác động của giá thịt heo tăng cao đối với nền kinh tế và sự ổn định xã hội.

Tuy nhiên, người chăn nuôi lo ngại việc tái đàn ở những trang trại đã bùng phát dịch bệnh vì nguy cơ heo mới mắc bệnh nếu trang trại không được khử nhiễm đúng cách.

Ông Chen Guanghua, một quan chức của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, cho hay chính phủ cần ban hành các biện pháp tiếp theo để hỗ trợ phục hồi sản xuất.

Theo ông Luo, ông không biết đến sự thành công nào về tái đàn ở những trang trại bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ông Qin, sau đó, cho hay công ty của ông đã phục hồi thành công các trang trại, mà không đưa ra chi tiết.

"Sự phục hồi đàn heo rất nhanh. Chúng tôi đã làm điều đó rất tốt, thành công", ông Qin nói.

Trung Quốc đã báo cáo 126 trường hợp nhiễm virus ASF tại các trang trại heo trên nước nhưng chưa xác nhận dịch bệnh bùng phát ở nhiều nhà sản xuất lớn. Những người trong ngành cho biết nhiều trang trại qui mô lớn đã trải qua nhiều đợt bùng phát, theo Reuters.

Lyly Cao

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.