Người dùng TikTok ở Ấn Độ trở thành vô danh chỉ sau một đêm
Internet toàn cầu đang chứng kiến sự thay đổi tiêu cực và những người dùng như cô Anusmita Dutta đang phải trả giá cho điều đó.
Dutta, 24 tuổi, đăng kí sử dụng ứng dụng TikTok 3 năm về trước đang có hơn 350.000 người theo dõi trên ứng dụng quay phim này.
Những video của cô thường có nội dung rất gần gũi với cuộc sống thường ngày, ví dụ như những tiểu phẩm hài hước, độc thoại, kể lại những câu chuyện nhỏ đời thường tất cả những thứ mọi người có thể dễ dàng tiếp cận. Cô cũng có thể tìm thấy tất cả những video ghi lại cảnh vật trên khắp trái đất thông qua tùy chọn Discover của ứng dụng này.
TikTok khiến cho cô cảm thấy kết nối với thế giới rộng lớn hơn. Đó là lí do tại sao cô rất thất vọng khi Ấn Độ ban hành quyết định cấm đối với gần 60 ứng dụng của Trung Quốc, trong đó có cả TikTok vào ngày 29/6.
TikTok là dịch vụ internet đầu tiên của Trung Quốc có một lượng lớn người hâm mộ trung thành, song ứng dụng này đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng về việc tiếp cận người dùng Ấn Độ do ảnh hưởng từ mối quan hệ đang ngày càng xấu đi giữa nước này với Trung Quốc trong những tuần vừa qua.
Đây là một dấu hiệu cho thấy thế giới kĩ thuật số đang thu hẹp lại và hình thành ranh giới tương tự như ranh giới quốc gia trên thực tế.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang là một vấn đề nhạy cảm hơn bao giờ hết kể từ khi diễn ra các cuộc đụng độ biên giới ở dãy Himalaya vào hai tuần trước khiến cho 20 lính Ấn Độ hi sinh.
Chính phủ tại New Delhi đã tuyên bố một lệnh cấm đối với 59 ứng dụng của Trung Quốc vào cuối ngày 29/6 vì cho rằng các ứng dụng này bí mật chuyển dữ liệu người dùng vào các máy chủ đặt ngoài Ấn Độ.
Quyết định nhắm trực tiếp tới các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc gồm có Alibaba, Tencent và Baidu. Nhưng có lẽ bên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là TikTok, bởi công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh là ByteDance đã gây dựng được lượng người dùng cực lớn ở Ấn Độ, coi đây là động lực để phát triển và bành trướng trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của công ty dữ liệu Sensor Tower, số lượt tải TikTok đã đạt hơn 610 triệu tại Ấn Độ.
Còn tại Việt Nam, ứng dụng thu hút tới 12 triệu người dùng trung thành, theo thông tin do KrASIA tổng hợp năm 2019.
Trung Quốc đã bắt đầu dựng lên các bức tường bên trong mạng internet toàn cầu từ nhiều năm trước bằng cách ngăn chặn các thương hiệu lớn từ Thung lũng Silicon như Google và Facebook.
Bắc Kinh đã tạo ra một môi trường có kiểm soát, trong đó những công ty mới nổi trong nước có thể phát triển mạnh mẽ, và chịu sự kiểm soát chặt chẽ đối với các cuộc trò chuyện trực tuyến.
Mặc dù vậy, các công ty công nghệ của Trung Quốc vẫn cố gắng mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài, bất kể đất nước của họ đang có những bất đồng với Mỹ hay các quốc gia khác.
Căng thẳng đã khiến cho ByteDance cũng như các công ty về chip máy tính, trí tuệ nhân tạo và các công ty khác gặp trắc trở khi hoạt động ở ngoài biên giới Trung Quốc.
Ví dụ điển hình nhất là Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông Trung Quốc. Phần lớn hoạt động kinh doanh của họ đã bị cắt đứt khỏi các nhà cung cấp công nghệ Mỹ và đang phải đấu tranh để tự bảo vệ trước những cáo buộc về Ngựa Troia, một loại phần mềm độc hại có tính chất hủy hoại tương tự như virus.
Chính phủ các nước trên thế giới cũng quan tâm hơn đến việc kiểm soát các nền tảng công nghệ lớn như Apple hay Google, buộc họ phải theo thông lệ địa phương, hay nhiều mối quan tâm khác nữa như cảnh quan internet toàn cầu đang ngày càng chia rẽ, thương mại kĩ thuật số.
Vào tối 30/6, một số người dùng TikTok ở Ấn Độ đã nhận thông báo lỗi khi họ cố gắng đăng nhập vào ứng dụng.
Nikhil Gandhi, Giám đốc công ty TikTok ở Ấn Độ, tuyên bố rằng công ty đã được mời đến gặp các quan chức Ấn Độ và trả lời về quyết định này. Ông nói thêm rằng TikTok không chia sẻ thông tin người dùng Ấn Độ với chính phủ Trung Quốc hoặc bất kì chính phủ của quốc gia nào khác.
Ấn Độ mua nhiều loại hàng hóa từ Trung Quốc. Nhưng bằng cách nhắm tới mục tiêu các ứng dụng di động do Trung Quốc sản xuất, chính phủ quốc gia của Thủ tướng Narendra Modi đã tiến thêm một bước sau lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với Bắc Kinh.
Người dùng internet mới tại Trung Quốc đang bão hòa. Do vậy, các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đã tìm đến Ấn Độ như một cơ hội để phát triển trên một thị trường lớn khác đầy tiềm năng. Đổi lại, người dùng Ấn Độ đã ủng hộ họ bằng sự thích thú, đặc biệt là ứng dụng TikTok.
Ankush Bahuguna, một người dùng TikTok ở New Delhi ở độ tuổi 20, cho biết các nền tảng khác có thể thu hút người hâm mộ ứng dụng tại Ấn Độ nếu TikTok không gia nhập thị trường. Nhưng sẽ cần có thời gian để họ phát triển đặc biệt như TikTok.
Saddam Khan, 22 tuổi, làm nhân viên khuân vác tại nhà ga đường sắt New Delhi. Anh đã có hơn 41.000 người theo dõi trên TikTok. Khi nghe tin Ấn Độ cấm ứng dụng, Khan đang khuân vác hai chiếc cặp lên đầu để đưa cho một khách hàng.
"Tôi chỉ muốn ném cái cặp đi và khóc thôi", Khan ấm ức. Dù có một lượng lớn người theo dõi lớn trên TikTok nhưng nó vẫn chưa thể thay đổi cuộc đời anh, anh nói. Mặc dù vậy, sự nổi tiếng của anh trên ứng dụng đã kết thúc.
Hiệu ứng TikTok khiến cho nhiều người như anh - từ một chàng trai làng quê trở thành một anh hùng chỉ sau một đêm. Nó đã thay đổi cuộc sống của nhiều người. Địa vị của họ trong xã hội cũng tăng lên.
Các quan chức Ấn Độ từ lâu đã nghi ngờ ứng dụng. Năm ngoái, nó đã bị xóa khỏi các kho ứng dụng Ấn Độ sau khi tòa án phán quyết rằng ứng dụng phát tán nội dung khiêu dâm, mặc dù sau đó nó đã được cài đặt lại.
Các giám đốc điều hành tại các công ty internet Ấn Độ cũng cổ vũ động thái của chính phủ đối với các đối thủ Trung Quốc trong tuần. Một trong số họ là Naveen Tewari, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của InMobi, một công ty ở Bengaluru điều hành hai nền tảng kĩ thuật số là Glance và Roposo.
Khi căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn trong vài tuần qua, nhiều người tạo video ở Ấn Độ đã bắt đầu suy nghĩ đến việc lựa chọn lại nền tảng và chuyển sang sử dụng Roposo, ông Tewari nói.
"Điều đầu tiên chúng tôi làm chỉ là để đảm bảo với hàng triệu người dùng TikTok rằng họ có một nền tảng của đất nước mình", ông Tewari nói. "Họ hoàn toàn có thể sử dụng và tiếp tục hoạt động giải trí, có lẽ theo cách có trách nhiệm hơn một chút".
Tuy nhiên, giới quan sát đã lưu ý tới xu hướng chính phủ Modi sử dụng các công cụ chính sách sâu rộng cho mục đích chính trị. Apar Gupta, giám đốc điều hành của Internet Freedom Foundation, cho biết, "Về phương diện trở thành một hành động kiểm duyệt web đơn lẻ, nó đã tác động nhiều đến người Ấn Độ hơn bất kì điều gì trước đây".
"Bất kì phản ứng chính sách công nào dựa trên cơ sở an ninh quốc gia cần phải xuất phát từ các tiêu chí được xác định rõ ràng, nhưng dường như điều đó không xuất hiện ở đây", ông nói.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/